Thứ Tư tuần 12 thường niên.
"Hãy xem quả thì các con sẽ biết chúng".
Lời Chúa: Mt 7, 15-20
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Hãy coi chừng các tiên tri giả. Họ mặc lốt chiên đến cùng các con, nhưng bên trong, họ là sói dữ hay cắn xé.
Hãy xem quả thì các con sẽ biết được chúng. Nào ai hái được trái nho nơi bụi gai, hoặc trái vả nơi bụi găng sao?
Cũng thế, cây tốt thì sinh trái tốt, còn cây xấu thì sinh trái xấu. Cây tốt không thể sinh trái xấu, và cây xấu không thể sinh trái tốt. Các cây không sinh trái tốt sẽ bị chặt đi và ném vào lửa. Vậy coi trái thì các con sẽ nhận biết được chúng".
Suy Niệm 1: Xem quả biết cây
Nhà tu đức học nổi tiếng người Ấn Ðộ là cha Anthony de Mello có kể câu truyện ngụ ngôn:
Một vị giáo sĩ nọ đến gặp một tiên tri và xin ngài cầu nguyện cho một đôi vợ chồng trẻ: họ là những người rất mực đạo đức, nhưng không có con. Nghe thế vị tiên tri trả lời: "Ta rất lấy làm tiếc, Chúa không muốn cho họ có con".
Thế nhưng, 5 năm sau, vị giáo sĩ trở lại thăm đôi vợ chồng trẻ, lần này ông nghe thấy tiếng trẻ con cười đùa trong nhà. Người chồng giải thích rằng cách đây 5 năm, có một người hành khất lang thang trước nhà họ, người chồng mời người hành khất vào nhà, cho ăn uống và mặc quần áo mới cho. Trước khi từ giã, người hành khất đã chúc lành cho đôi vợ chồng trẻ và Chúa đã ban cho họ được hai đứa con.
Vị giáo sĩ trở lại gặp vị tiên tri để xin một lời giải thích. Vị tiên tri mỉm cười trả lời: "Ta chỉ có thể nói rằng có một vị thánh đã đến thăm đôi vợ chồng trẻ này, và nhờ lời chúc phúc của ngài, họ đã có được hai đứa con; các thánh có cách thay đổi chương trình của Thiên Chúa".
Một cuộc sống thánh thiện lúc nào cũng có âm hưởng trên người khác, một chứng tá đức tin luôn có sức đánh động người khác. Ðó có thể là ý tưởng nổi bật trong Tin Mừng hôm nay. Chúa Giêsu nói đến trái tốt từ cây tốt. Qua kiểu nói này, hẳn Chúa Giêsu muốn nói đến những thể hiện đích thực của lòng tin: một đức tin chân thật luôn đi đôi với việc làm cụ thể. Chính Ngài đã nói: "Không phải những ai đã nói: Lạy Chúa, lạy Chúa, là được vào Nước Trời, mà chỉ những ai thực hành ý Chúa mới được vào mà thôi". Thánh Giacôbê đã lấy lại giáo huấn này khi ngài viết: "Ðức tin không có việc làm là đức tin chết tận gốc rễ".
Chúa Giêsu tỏ lòng cảm thông và tha thứ cho những yếu hèn và vấp ngã của con người, nhưng Ngài không hề dung chấp cho thái độ giả hình của những người Biệt phái. Ngài gọi họ là những tiên tri giả, những người đội lốt chiên mà bên trong là lòng dạ của sói dữ. Họ trưng bày một bộ mặt đạo đức, nhưng cuộc sống của họ gồm toàn những hành động xấu xa.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đề cao cảnh giác trước thói giả hình. Bao lâu giữa niềm tin và cuộc sống còn có khoảng cách, thì bấy lâu chúng ta vẫn còn là những kẻ giả hình; trên cây đức tin của chúng ta chỉ có những quả xấu; cuộc sống chỉ còn là những phản từ, hay nói theo ngôn ngữ quen thuộc: chúng ta làm ố danh sự đạo. Thánh Phaolô đã nhắn nhủ tín hữu Côrintô: Những người rước Mình Thánh Chúa mà vẫn tiếp tục sống trong chia rẽ và kỳ thị, là những người sống trong mâu thuẫn không thể chấp nhận được, và họ rước Mình Thánh Chúa một cách bất xứng. Bí tích Thánh Thể không thể tách rời khỏi giới răn yêu thương: người ta không thể rước Mình Thánh Chúa mà đồng thời lại sống xa lạ với anh em đang bị đói khát, đau yếu, tù đày. Từ việc rước lễ phải nẩy sinh trong chúng ta sức mạnh của niềm tin yêu khiến chúng ta cởi mở với tha nhân, có lòng từ bi đối với những người sống trong túng thiếu và quẫn bách.
Ước gì chúng ta luôn biết thể hiện đức tin của chúng ta bằng những hành động cụ thể. Ước gì hoa trái của đức tin chúng ta trở thành của ăn có sức nuôi dưỡng bồi bổ đối với những người xung quanh.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 2: Biết tin vào ai?
“Anh em hãy coi chừng những ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi. Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ? Nên hễ cây tốt, thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu.” (Mt. 7, 15-17)
Những tiếng chào mời khắp nơi
Thời nay càng không thiếu những người nói hay nói khéo. Người ta gặp họ nhan nhản ở trong các nhà thờ. Nhưng họ cũng có mặt đông đảo ở những nơi công cộng, trên vô tuyến, trên truyền hình. Những kẻ ba hoa này thích được người ta coi mình là những thày dạy đời, những nhà tiên tri. Mỗi người đều có những ngón nghề riêng để nói hay về hạnh phúc. Vấn đề là họ không nói chung cùng một tiếng nói. Kẻ nói trắng, người nói đen.
Mỗi ngày, những người công dân bình thường đều bị chới với vì những làn sóng thông tin, sứ điệp ùa tràn từ mọi phía. Những Kitô hữu cũng được người ta mời chào đón nhận những lý thuyết mới lạ và chạy theo những con đường rất trái ngược nhau. Phải tin ai đây? Phải coi chừng ai? Có cách nào để biết được ai là tiên tri thật, ai không phải?
Cây tốt, trái tốt
Có một cách rất đơn sơ mà không sợ sai lầm. Đó là đừng để cho những lời nói hay nói khéo kia mê hoặc mình và phải xét xem đâu là hậu ý. Đó là để mắt kỹ coi xem những nhà “giảng thuyết” ấy sống điều họ giảng như thế nào. Ta còn phải kiểm chứng cụ thể để biết những lý thuyết hay ho kia gây được những hiệu quả thực tiễn nào
Cây tốt thì sinh trái tốt. Ý tưởng tốt chỉ có thể dẫn tới những hành vi tốt. Tiên tri thật thì giúp con người sống hạnh phúc hơn, hiệp nhất hơn, phát triển hơn. Nếu thực hành điều họ dạy chỉ làm ta chia rẽ, dẫn đến hận thù thay vì yêu thương, gieo rắc bạo lực và ương ngạnh thay vì hiền từ và hiểu biết, thì rõ ràng là chúng ta phải xem xét lại những vị tiên tri giả này. Cứ xem hoa trái của họ thì biết được ai là tiên tri tốt, ai là tiên tri giả. Không có gì đơn giản hơn vậy.
SUY NIỆM 3: HÃY TRỞ NÊN “QUẢ TỐT” (Mt 7, 15-20)
Nhiều người tỏ ra bị sốc khi nghe câu tuyên bố của Đức Giêsu: “... cây tốt thì sinh trái tốt, còn cây xấu thì sinh trái xấu. Cây tốt không thể sinh trái xấu, và cây xấu không thể sinh trái tốt”. Thật ra, trong thực tế, vẫn có nhiều người “gần mực mà không đen”, hay “gần đèn mà chẳng rạng”!
Tuy nhiên, điều mà Đức Giêsu nói ở đây đó là hãy biết cách nhận định khôn ngoan chứ không phải xét đoán hời hợt hay mang sẵn lòng hận thù hoặc tính kiêu ngạo. Nhận định tức là căn cứ vào kết quả để biết con người một cách khách quan. Tiêu chuẩn là: “Xem quả biết cây”.
“Cây” ở đây chính là mình, còn “hoa, lá, cành” chính là những việc đạo đức như: dâng lễ, kinh sách, cầu nguyện, tham gia các hội đoàn và những việc lành khác.... Còn “quả” ở đây chính là gương sáng, hy sinh, yêu thương, tha thứ..., tức là từ bi - bác ái, yêu Chúa hết lòng và thương yêu anh chị em cách chân thành.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều người trong chúng ta lại có quá nhiều “hoa, lá, cành”, mà “quả” thì không có, hay có nhưng lại bị “sâu”. Tức là hăng say làm việc chỉ vì ham danh, huênh hoang, tự phụ, ích kỷ nên không thể sinh ra “quả” tốt được. Những người đó họ làm mọi việc vì thực dụng cá nhân, không vì yêu mến Chúa và tha nhân, nên họ chẳng khác gì chiếc phèng la kêu inh ỏi, nhưng bên trong thì rỗng tuếch.
Thánh Phaolô cũng khuyên dạy tín hữu thành Corintô như sau: "Giả như tôi nói được các thứ tiếng, giả như tôi được ơn tiên tri như tôi có đem hết tài sản mà bố thí mà không có đức mến thì cũng chẳng có ơn ích gì cho tôi" (x. 1 Cr 13,1-3). Vì thế: “Không phải những ai nói: Lạy Chúa, lạy Chúa, là được vào Nước Trời, mà chỉ những ai thực hành ý Chúa mới được vào mà thôi”.
Muốn làm được điều đó, chúng ta phải trở nên những tiên tri thật của lòng mến, chứ đừng trở nên tiên tri giả của tham sân si. Hãy trở nên con chiên hiền lành của Chúa chứ đừng trở nên sói dữ. Không được mang danh và hình ảnh của chiên, nhưng thực ra chỉ là mặt chiên, mà là dạ sói!
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn gắn chặt cuộc đời của chúng con vào Chúa, để như một sự tác sinh, chúng con được trở nên giống Chúa, hầu trở nên những hoa trái tốt như lòng Chúa mong ước. Amen.
Ngọc Biển SSP
SUY NIỆM 4: Cứ xem quả thì biết họ
Suy niệm :
Thời nào Hội Thánh cũng có những ngôn sứ giả.
Họ mang dáng dấp là người của Chúa, người nói lời Chúa.
Họ hấp dẫn quần chúng và có nhiều người chạy theo.
Đức Giêsu dạy ta phải coi chừng họ (c. 15).
Ngài dùng một hình ảnh quen thuộc để nói lên mối nguy cơ này.
Các ngôn sứ giả đội lốt chiên tốt lành mà đến với dân Chúa.
Nhưng thực chất họ là sói dữ tham mồi.
Cái khó là nhận ra bộ mặt thật của họ để không bị đánh lừa.
Không nhận ra họ là sói, chúng ta có thể dễ làm mồi cho họ.
Đức Giêsu dùng một hình ảnh khác
để chỉ cho ta cách phân biệt chiên với sói: hình ảnh quả và cây.
Cây nào sinh quả ấy: đó là một nguyên tắc bất biến.
“Có ai hái được nho ở bụi gai, hay hái vả trên cây găng không?” (c. 16).
Hẳn là không rồi.
Cây tốt ắt sinh quả tốt, cây bị sâu ắt sinh quả chẳng ra gì (c. 17).
Hơn nữa, Đức Giêsu còn mạnh mẽ khẳng định:
cây tốt không thể sinh quả xấu,
và cây xấu không thể sinh quả tốt được (c. 18).
Chính vì thế cứ nhìn quả thì biết cây.
Cứ nhìn những công việc do một người làm,
ta sẽ biết người ấy là ai (cc. 16. 20).
Những môn đệ đích thực của Đức Giêsu hẳn sẽ sinh quả tốt,
đó là sống công chính như giáo huấn của Bài Giảng trên núi.
Còn những ngôn sứ giả bị lộ mặt nạ qua đời sống bất chính của họ.
Chuyện ngôn sứ giả đã có từ xưa trong Cựu ước.
Ở Côrintô, thánh Phaolô đã phải vất vả đối đầu
với những kẻ mà ngài gọi là tông đồ giả, đội lốt tông đồ của Đức Kitô.
Ngài còn thêm: “Lạ gì đâu !
Vì chính Xatan cũng đội lốt thiên thần sáng láng!” (2 Cr 11, 13-14).
Như thế các tín hữu phải cảnh giác để phân biệt chân và giả,
đặc biệt trong thời Hội Thánh gặp khủng hoảng khó khăn.
Họ phải tỉnh táo để khỏi bị dáng vẻ bên ngoài hay lý luận mê hoặc.
Điều cần lưu tâm là đời sống công chính của vị ngôn sứ.
Trong thư gửi tín hữu Galata, thánh Phaolô cho chúng ta một tiêu chuẩn
để nhận ra hoa quả nào là bắt nguồn từ Thần Khí (5, 22).
Đó là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín…
Những điều ngược lại, ngài gọi là những hành động của xác thịt,
như hận thù, bất hòa, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái… (5, 20).
Sống trong một thế giới phẳng và đa nguyên, người Kitô hữu hôm nay
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và nhanh chóng,
bởi nhiều nguồn thông tin, đến từ nhiều người.
Những tiêu chuẩn của Đức Giêsu hay của thánh Phaolô vẫn còn giá trị.
Nhưng chúng ta cần có thời gian để phân định quả xấu, quả tốt.
Và cũng cần có thời gian để nhận ra đâu là sói, đâu là chiên.
Cầu nguyện :
Như thánh Phaolô trên đường về Đamát,
xin cho con trở nên mù lòa
vì ánh sáng chói chang của Chúa,
để nhờ biết mình mù lòa mà con được sáng mắt.
Xin cho con đừng sợ ánh sáng của Chúa,
ánh sáng phá tan bóng tối trong con
và đòi buộc con phải hoán cải.
Xin cho con đừng cố chấp ở lại trong bóng tối
chỉ vì chút tự ái cỏn con.
Xin cho con khiêm tốn
để đón nhận những tia sáng nhỏ
mà Chúa vẫn gửi đến cho con mỗi ngày.
Cuối cùng, xin cho con hết lòng tìm kiếm Chân lý
để Chân lý cho con được tự do.
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.
SUY NIỆM:
Trong Bài Giảng Trên Núi (Mt 5-7), để mời gọi chúng ta sống tương quan đích thực với Thiên Chúa, nghĩa là sống như những người con của Cha trên trời : « anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em ở trên trời là Đấng hoàn thiện » (5, 48), Đức Giê-su nói thật nhiều về cách chúng ta tương quan với người khác : đồng loại, người anh em, vợ chồng, đối thủ tranh chấp, kẻ thù, kẻ dữ, những người chào hỏi và yêu thương chúng ta, những không chào hỏi, không yêu thương chúng ta…
Nhưng trong bài Tin Mừng này, thuộc phần cuối của Bài Giảng Trên Núi, Đức Giê-su về một nhóm người đặc biệt, đó là « ngôn sứ giả ».
1. Sói dữ tham mồi
Chắc chắn đó là những con người cụ thể, giống như những con người tìm mọi cách để tóm bắt, tố cáo, lên án và giết chết Người nhân danh Lề Luật và nhân danh Thiên Chúa hằng sống, trong cuộc Thương Khó. Nhưng Đức Giê-su lại mô tả cách hành động của họ giống như cách hành động của Satan:
Họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi.
« Sói Dữ tham mồi » chỉ có thể là hình ảnh của Sự Dữ. Con Rắn được kể lại trong sách Sáng Thế, chương 3, đã dùng những lời ngon ngọt, nhưng là để phun nọc độc quên ơn, nghi ngờ và ham muốn hủy hoại sự sống của con người. Như thế, « ngôn sứ giả » được Đức Giê-su nói tới ở đây, chính là Satan hành động nơi con người cụ thể, hoặc đó là những con người hành động theo sự xúi dục của Satan, những con người tự biến mình thành tay sai của Satan.
Chúng ta hiểu « ngôn sứ giả » như thế, một đàng hoàn toàn phù hợp với thực thế cuộc sống của chúng ta, bởi vì hơn lúc nào hết, Satan hiện diện và hành động mạnh mẽ ở khắp nơi như « sói dữ tham mồi », nhưng một cách rất kín đáo và với một vẻ bề ngoài tốt đẹp ; đàng khác, cũng đúng với bản chất của lời Đức Giê-su, là lời ban sự sống. Thật vậy, trong Bài Giảng Trên Núi, Đức Giê-su ban lời để phục vụ cho sự sống của chúng ta, và sự sống của chúng ta cần được giải thoát khỏi Sự Dữ biết bao, như chúng ta vẫn cầu xin trong Kinh Lạy Cha :
Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ.
Và để giải thoát chúng ta khỏi sự dữ, lời của Đức Giê-su giúp chúng ta nhận diện Sự Dữ : « Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai » (c. 16 và 20). Và sự dữ sẽ hoàn toàn lộ diện trong cuộc Thương Khó của Đức Ki-tô.
2. Nhận định thần loại
Và bởi vì đó là Satan, nên phạm vi hoạt động của nó không chỉ giới hạn ở bên ngoài, ngang qua những con người cụ thể ; nhưng Satan còn hiện diện và hành động ngay trong nội tâm của chúng ta. Kinh nghiệm thiêng liêng của thánh I-nha-xi-ô (thánh sáng lập Dòng Chúa Giê-su, và Việt Nam, được gọi là Dòng Tên) cho thấy rõ sự thật này :
« Đặc điểm của thần dữ là giả dạng thần lành đi vào theo chiều hướng của linh hồn trung tín để rồi kéo linh hồn ra theo đường của nó; nghĩa là nó bày ra những tư tưởng tốt lành thánh thiện hợp với tâm hồn công chính, rồi lần lần gắng lôi kéo linh hồn ra theo những mưu mô ẩn kín và những ý đồi tệ của nó » (LT 332).
Và để nhận ra đó thần dữ, thánh I-nha-xi-ô cũng mời gọi chúng ta áp dụng nguyên tắc Đức Giê-su đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài TM : xem quả thì biết cây (x. Sách Linh Thao, số 333-334)
3. « Lời Thập Giá » (1Cr 1, 18)
Trong Bài Giảng Trên Núi, để nhận ra « ngôn sứ giả », Đức Giê-su dạy chúng ta áp dụng nguyên tắc « xem quả biết cây », vốn là nguyên tắc phát xuất từ kinh nghiệm trồng trọt và từ kinh nghiệm sống của loài người chúng ta thuộc mọi thời và mọi nền văn hóa.
Nhưng trong mầu nhiệm Vượt Qua, Người sẽ tự nguyện trở thành nạn nhân của « ngôn sứ giả », vừa để giúp chúng ta nhận ra hình dạng thật của nó và vừa giải thoát chúng ta. Như thế, chính ngôi vị của Đức Ki-tô trong mầu nhiệm Vượt Qua, mới chính là « nguyên tắc sống động » mà chúng ta được mời gọi mặc lấy, để phân biệt ngôn sứ giả và ngôn sứ thật.
Thập Giá Đức Ki-tô là mặc khải tuyệt đỉnh của Thiên Chúa dành cho loài người chúng ta. Chính vì thế, Thánh Phao-lô không rao giảng một Đức Ki-tô nào khác ngoài Đức Ki-tô chịu đóng đinh (x. 1Cr 1, 23). Vậy khi nhìn ngắm Thập Giá của Đức Ki-tô, chúng ta được mời gọi lắng nghe mặc khải của “Lời Thập Giá”:
SATAN (« ngôn sứ giả », những người thuộc về Satan) |
ĐỨC KITÔ |
|
Bề |
Dựa trên:
Để đóng vai Kẻ tố cáo và thực hiện công lí |
Dựa trên:
Để “đồng hóa” mình với người bị cáo và với Tội [Sự bất chính, tội nhân] áâ [Chết phơi thây, trên giá gỗ] |
Bên trong
|
GIAN DỐI
TỘI (Sói dữ tham mồi) |
SỰ THẬT VÔ TỘI TUYỆT ĐỐI |
Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai
Wednesday (June 67): “You will know them by their fruits” Scripture: Matthew 7:15-20 15 “Beware of false prophets, who come to you in sheep’s clothing but inwardly are ravenous wolves. 16 You will know them by their fruits. Are grapes gathered from thorns or figs from thistles? 17 So, every sound tree bears good fruit, but the bad tree bears evil fruit. 18 A sound tree cannot bear evil fruit, nor can a bad tree bear good fruit. 19 Every tree that does not bear good fruit is cut down and thrown into the fire. 20 Thus you will know them by their fruits.
|
Thứ Tư 26-6 Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai
Mt 7,15-20 15 “Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi.16 Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ?17 Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu.18 Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt.19 Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa.20 Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. |
Meditation: What do grapes, thorns, figs, and thistles have to teach us about the kingdom of God? The imagery used by Jesus would have been very familiar to his audience. A certain thorn bush had berries which resembled grapes. And a certain thistle had a flower, which at least from a distance, resembled the fig. Isn’t it the same today? What we “hear” might have a resemblance of the truth, but, in fact, when you inspect it closely, it’s actually false. False prophets or teachers abound today as much as they did in biblical times. A sound mind accepts what is truly good and right and rejects what is false and wrong What’s the test of a true or false teacher? Jesus connects soundness with good fruit. Something is sound when it is free from defect, decay, or disease and is healthy. Good fruit is the result of sound living – living according to moral truth and upright character. The prophet Isaiah warned against the dangers of falsehood: Woe to those who call evil good and good evil, who put darkness for light and light for darkness (Isaiah 5:20). The fruits of falsehood produce an easy religion which takes the iron out of religion, the cross out of Christianity, and any teaching which eliminates the hard sayings of Jesus, and which push the judgments of God into the background and make us think lightly of sin. How do we avoid falsehood in our personal lives? By being true – true to God, his word, and his grace. And that takes character! Those who are true to God know that their strength lies not in themselves but in God who supplies what we need. The fruit of a disciple is marked by faith, hope and love, justice, prudence, fortitude and temperance. Do you seek to cultivate good fruit in your life and reject whatever produces bad fruit?
“Lord Jesus, may I bear good fruit for your sake and reject whatever will produce evil fruit. Help me grow in faith, hope, love, sound judgment, justice, courage, and self control.” |
Suy niệm: Cây nho, bụi gai, cây vả, và cây găng dạy chúng ta điều gì về vương quốc của Thiên Chúa? Ðức Giêsu dùng hình ảnh rất quen thuộc đối với các thính giả của Người. Bụi gai có quả giống đôi chút với cây nho. Một cây găng có hoa, nhìn từ xa na ná giống cây vả. Chẳng phải nó cũng giống như ngày nay sao? Điều chúng ta “nghe” có thể giống với sự thật, nhưng thực tế, khi bạn xem xét nó kỹ lưỡng, nó thực ra là giả trá. Ngày hôm nay, các ngôn sứ hay thầy dạy giả hiệu đầy dẫy, họ nhiều như thời xa xưa. Một tâm trí lành mạnh đón nhận những gì thật sự tốt lành và đúng đắn và loại bỏ những gì giả dối và sai trái Làm thế nào để biết được thầy dạy thật hay giả? Ðức Giêsu liên hệ tính hoàn hảo với trái tốt. Điều gì đó là lành mạnh khi nó không có khuyết điểm, không mục nát, không bệnh hoạn, nhưng mạnh khỏe. Trái tốt là kết quả của đời sống lành mạnh, đời sống dựa trên sự thật của lương tâm và bản tính đúng đắn. Ngôn sứ Isaia lên tiếng chống lại sự giả dối:Khốn cho những ai nói xấu thành tốt, và nói tốt thành xấu, những ai biến tối thành sáng, biến sáng thành tối (Is 5,20). Những trái xấu phát sinh một niềm tin dễ dãi, lấy sự kiên vững ra khỏi niềm tin, lấy thánh giá ra khỏi đạo thánh Chúa, và lấy bất kỳ lời giảng dạy nào ra khỏi những câu nói khó nghe của Ðức Giêsu, và ép những phán đoán của Chúa vào trong bối cảnh khiến chúng ta coi nhẹ tội lỗi.
Làm thế nào để chúng ta tránh được sự giả dối trong đời sống riêng tư của mình? Bằng cách thành thật, thành thật với Thiên Chúa, với lời Chúa, với ơn sủng của Người. Và điều đó đòi hỏi chí khí! Những ai thành thật với Thiên Chúa đều biết rằng sức khỏe của họ không tự mình mà có, nhưng từ Thiên Chúa, Đấng cung cấp những gì chúng ta cần. Hoa trái của người môn đệ được đánh dấu qua đức tin, đức cậy, và đức mến, khôn ngoan, công bình, can đảm, và tiết độ. Bạn có tìm cách trồng cấy trái tốt trong cuộc đời mình, và loại trừ bất cứ điều gì phát sinh ra trái xấu không? Lạy Chúa, chớ gì con mang lại trái tốt cho Chúa. Xin giúp con loại bỏ bất cứ điều gì đem lại trái xấu. Và giúp con lớn lên trong đức tin, đức cậy, đức mến, sự đoán xét hoàn hảo, đức công bình, lòng can đảm, và đức tự chủ. |
Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn