Thứ sáu đầu tháng, tuần 13 thường niên.
"Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc: Ta muốn lòng nhân từ, chớ không phải là hy lễ".
Lời Chúa: Mt 9, 9-13
Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Matthêu. Người phán bảo ông: "Hãy theo Ta". Ông ấy đứng dậy đi theo Người. Và xảy ra là khi Người ngồi dùng bữa trong nhà, thì có nhiều người thu thuế và tội lỗi đến ngồi đồng bàn cùng Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Những người biệt phái thấy vậy, liền nói với các môn đệ Người rằng: "Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như thế?"
Nghe vậy, Chúa Giêsu bảo rằng: "Người lành mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu! Các ông hãy đi học xem lời này có ý nghĩa gì: "Ta muốn lòng nhân từ, chứ không phải là hy lễ". Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi".
Suy Niệm 1: Bữa Tiệc Thân Hữu
Trong hầu hết các nền văn hóa hiện hữu trên thế giới, bữa ăn là một thời điểm, một nghi lễ đặc biệt trong đời sống con người. Con người thường chia giờ giấc trong ngày theo các bữa ăn. Bữa ăn là giờ duy nhất trong ngày, trong đó mọi thành phần trong gia đình có mặt bên nhau, do đó bàn ăn thường là biểu trương của hiệp nhất. Vì là giờ hiệp nhất, nên bữa ăn cũng là giờ linh thiêng trong cuộc sống. Người ta vẫn nói: "Trời đánh tránh bữa ăn". Bữa ăn là dấu chỉ của hiệp nhất, cho nên thời xa xưa, thỏa ước giữa các bộ lạc cũng được ký trong bữa tiệc. Ngồi đồng bàn với nhau có nghĩa là chấp nhận chia sẻ với nhau, chấp nhận tình thân hữu của nhau.
Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy được ý nghĩa nổi bật của bữa ăn trong cuộc đời Chúa Giêsu. Phúc Âm thường ghi lại những lần Chúa Giêsu ngồi đồng bàn với những người thu thuế tội lỗi, những người bị đẩy ra bên lề xã hội. Ngồi đồng bàn với người nào là muốn chia sẻ, muốn nói lên tình thân thiện của người đó. Qua những lần ngồi đồng bàn với tất cả mọi hạng người, Chúa Giêsu bày tỏ cho chúng ta bộ mặt của một Thiên Chúa nhân hậu luôn hiện diện trong mọi sinh hoạt của con người, một Thiên Chúa chia sẻ cuộc sống của con người và muốn đi vào kết hiệp thâm sâu với con người.
Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy Chúa Giêsu thường mượn hình ảnh bữa tiệc để nói về Nước Trời: "Nước Trời giống như vua kia làm tiệc cưới". Nước Trời giống như một tiệc vui. Tôn giáo mà Chúa Giêsu loan báo không phải là những nghi lễ hay những luật lệ cứng nhắc, mà là tôn giáo của tình yêu. Trích dẫn lời Tiên Tri Ôsê: "Ta muốn lòng nhân từ, chứ không phải lễ tế", Chúa Giêsu đả phá những tôn giáo chỉ xây dựng trên những nghi lễ trống rỗng, mà quên đi cái lõi của tôn giáo là tình thương.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lại cách sống đạo của chúng ta. Bí tích Thánh Thể mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta là bữa tiệc dấu chứng tình yêu của Ngài. Tham dự vào bữa tiệc ấy là tham dự vào tinh thần yêu thương chia sẻ với Ngài. Nếu không có tinh thần yêu thương, thì tất cả những kinh kệ, những hành động phụng vụ chỉ là trống rỗng vô ích. Của lễ đẹp lòng Chúa nhất phải chăng không là những hành động yêu thương, chia sẻ, tha thứ đó sao? Lúc đó bàn thờ của chúng ta không chỉ nằm trong bốn bức tường nhà thờ, mà còn phải là gia đình, công sở, phố chợ. Nơi nào có hành động yêu thương, tha thứ, chia sẻ, thì nơi đó có Chúa hiện diện, có bình an, có Nước Trời.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Suy Niệm 2: Người công chính với người tội lỗi
Bỏ nơi ấy, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người.
Đức Giêsu đang dùng bữa trong nhà, thì kìa, nhiều người thu thuế và người tội lỗi khéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng: “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy?” Nghe thấy thế, Đức Giêsu nói: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần.” (Mt. 9, 9-12)
Người tội lỗi được kêu gọi
Chúa Giêsu quan tâm lo lắng cho những người ốm đau bệnh tật, vì chính họ cần đến Người. Những người mà vì họ Chúa đã đến và kêu gọi đi theo Người, đó là những người tội lỗi, chứ không phải những người công chính.
Những người tội lỗi ám chỉ tất cả những-ai-kia mà xã hội có suy nghĩ, có giáo dục và hãnh diện về tính liêm khíết của mình, xua đuổi, không nhìn nhận và khinh bỉ. Thời Chúa Giêsu người ta gọi những người tội lỗi là tất cả những ai không tuân giữ tỉ mỉ những điều Luật truyền. Từ ngữ người tội lỗi cũng áp dụng cho tất cả những ai cụ thể đang sống trong tội lỗi, đang làm điều xấu. Chính vì những con người đó mà Chúa Giêsu được sai đến.
Nếu Chúa Giêsu yêu thương người tội lỗi, thì Người lại gớm ghét sự tội. Nếu quả Chúa kêu gọi những người tội lỗi, chính là để cho họ trở nên những người công chính. Nên ta có thể tự hỏi: Dù rằng đã là những con người tội lỗi, nếu ta đang trở nên những người công chính, nếu suốt cuộc đời, ta tìm sống thánh thiện và công chính, thì Chúa Giêsu có còn quan tâm đến ta không, có vẫn gọi ta đi theo Người không?
Những người công chính được kêu gọi
Đương nhiên ta phải trả lời có, vì thực ra Chúa luôn luôn kêu goi mọi người: người công chính cũng như người tội lỗi. Lý do đơn giản. Trước thánh nhan Người chẳng có người nào là hoàn toàn công chính. Những kẻ được nên công chính vẫn mang thân phận người tội lỗi.
Chỉ có những người mà thực tế Chúa Giêsu không có thể làm gì được cho họ, đó là những kẻ tưởng rằng mình quả là công chính nên không thấy được nữarằng mình vẫn và luôn luôn cần được tha thứ, được cứu độ, được thanh tẩy và được biến đổi.
Suy Niệm 3: CẢM NGHIỆM ĐỂ LÀM CHỨNG (Mt 9, 9-13)
Xem CN 10 TN A, thứ Bảy tuần 1 TN và thứ Bảy sau lễ Tro.
Trong dịp lễ tạ ơn của một tân linh mục, mọi người hiện diện được nghe thấy cha mới chia sẻ lúc đầu lễ rằng: “Cộng đoàn cùng với con tạ ơn hồng ân Thiên Chúa đã ban cho con Thiên Chức linh mục, mặc dù con bất xứng, yếu hèn và vô dụng. Nhưng vì yêu thương, nên Chúa đã gọi và chọn con tiến lên bàn thánh để con trở thành linh mục của Chúa”. Câu nói đó của tân linh mục diễn tả một sự cảm nghiệm sâu xa tình thương mà Chúa dành cho cha.
Hôm nay, bài Tin Mừng thuật lại việc Đức Giêsu gọi ông Mátthêu, người thu thuế, hẳn ông cũng cảm thấy mình bất xứng vì công việc bất chính của ông đang làm. Tuy nhiên, Đức Giêsu đã gọi ông để ông trở thành môn đệ.
Khi nghe thấy tiếng Chúa mời gọi, ông đã cảm nghiệm được tình yêu của Đức Giêsu, nên ông đã dứt khoát đứng dậy, rời khỏi bàn thu thuế, nơi ông đang làm việc, nơi ông đã gắn bó, nơi là sự nghiệp đã nuôi sống ông và gia đình ông, để đáp lời mời gọi đầy trìu mến và đi theo Đức Giêsu.
Thật vậy, một tình yêu, một lòng mến, Đức Giêsu đã gọi ông. Cũng một tình yêu, một lòng mến, ông đã đáp lại tiếng Đức Giêsu mời gọi, để tiếp bước trên hành trình loan báo Tin Mừng tình thương của Chúa trong cuộc đời môn đệ nơi ông.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy nhận ra mình bất xứng để cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình. Mặt khác, từ những gì đã cảm nghiệm, Chúa cũng muốn mời gọi chúng ta sẵn sàng cảm thông cho những yếu đuối của anh chị em mình, sống khiêm tốn và đón nhận Thánh giá trong hành trình môn đệ của mình như một hồng ân.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con đã được Chúa yêu thương quá nhiều, dù chúng con bất xứng. Xin Chúa cho chúng con cảm nghiệm được tình yêu của Chúa dành cho chúng con, để rồi chúng con ra đi loan báo về tình yêu đó cho anh chị em mình. Amen.
Ngọc Biển SSP
Suy Niệm 4: Đứng dậy đi theo
Suy niệm :
Thầy Giêsu gọi bốn môn đệ đầu tiên khi họ đang làm việc.
Người thì đang quăng lưới ngoài khơi,
kẻ thì đang vá lưới trong thuyền (Mt 4, 18-22).
Khi Thầy gọi Mátthêu, anh cũng đang làm việc ở trạm thu thuế.
Anh đang ngồi, vững vàng trong nghề nghiệp của mình,
dù nghề của anh thường bị coi là nghề rất xấu.
Thầy Giêsu như tình cờ đi ngang qua bàn làm việc của anh.
Ngài chỉ nói một câu rất ngắn: “Anh hãy theo tôi!”
Mátthêu không đáp lại, nhưng anh trả lời bằng hành động.
Từ vị thế đang ngồi, anh bỏ dở công việc để đứng lên và theo Thầy.
Từ vị thế vững vàng, anh bắt đầu bước vào cuộc phiêu lưu bấp bênh.
Từ vị thế của tội nhân, anh trở thành người môn đệ thân thiết.
Mátthêu nằm trong danh sách nhóm Mười Hai (Mt 10, 3).
Thầy Giêsu không sợ mất tiếng khi nhận anh vào nhóm.
Nhóm của Thầy không chỉ gồm những người thánh thiện,
nhưng có cả những tội nhân giàu lòng hoán cải.
Mátthêu có đóng góp gì cho nhóm Mười Hai không?
Nghề thu thuế với giấy bút có giúp gì cho các ngư phủ ít học không?
Trong nhóm Mười Hai, Mátthêu có chỗ đứng đặc biệt,
người thu thuế trở nên Tác giả sách Tin Mừng.
Mátthêu làm nghề bị đồng bào của ông khinh miệt,
vì nghề này dễ dẫn người ta đến chỗ lạm thu, bỏ tiền vào túi riêng.
Nghề này còn là một sỉ nhục vì cộng tác với ngoại bang bóc lột dân,
đụng chạm đến đồng tiền ô uế và tiếp xúc với dân ngoại.
Khi trở nên môn đệ của Thầy, Mátthêu đã trở nên người phục vụ đồng bào.
Ông dùng khả năng của mình mà viết sách Tin Mừng.
Đây là Tin Mừng lớn mà ông loan báo: Đức Giêsu chính là Đấng Mêsia.
Không phải chờ gì nữa, Đấng Mêsia đã đến rồi!
Ngài làm trọn những lời đã được loan báo trong Cựu Ước.
Mátthêu đã tìm ra ngôn ngữ để nói với Dân Chúa, sao cho họ hiểu được.
Ông đã trình bày dung mạo Đức Giêsu cho người cùng thời với ông.
Chúng ta cũng phải có khả năng giới thiệu Đức Giêsu cho người thời nay,
nghĩa là biết, hiểu và nói được ngôn ngữ của thế giới,
để thế giới nghe và hiểu được.
Chúng ta vẫn phải tiếp tục viết các sách Tin Mừng cho thời đại hôm nay,
phù hợp với não trạng và tâm thức của họ, với nền văn hóa đương đại.
Đâu là khuôn mặt Đấng Cứu độ mà con người hôm nay ngóng chờ?
Con người thời nay khỏe mạnh về nhiều mặt,
nhưng vẫn là người đau ốm cần đến thầy thuốc (c. 12).
Họ mong mình được giải phóng khỏi điều gì?
Đức Giêsu Kitô có thể đáp ứng được những khao khát đó không?
Lời rao giảng và cuộc sống của chúng ta phải cho thấy
Đức Giêsu có thể chữa lành và đem lại một thế giới hạnh phúc.
Ước gì chúng ta có lòng nhân và sự bao dung như Đức Giêsu,
dám đồng bàn với con người hôm nay để dẫn họ đến bàn tiệc thiên quốc.
Cầu nguyện :
Lạy Chúa Giêsu,
xin sai chúng con lên đường
nhẹ nhàng và thanh thoát,
không chút cậy dựa vào khả năng bản thân
hay vào những phương tiện trần thế.
Xin cho chúng con làm được những gì Chúa đã làm:
rao giảng Tin Mừng, trừ quỷ,
chữa lành những người ốm đau.
Xin cho chúng con biết chia sẻ Tin Mừng
với niềm vui của người tìm được viên ngọc quý,
biết nói về Ngài như nói về một người bạn thân.
Xin ban cho chúng con khả năng
đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đọa.
Xin giúp chúng con lau khô những giọt lệ
của bao người đau khổ thể xác tinh thần.
Lạy Chúa Giêsu,
thế giới thật bao la
mà vòng tay chúng con quá nhỏ.
Xin dạy chúng con biết nắm lấy tay nhau
mà tin tưởng lên đường,
nhẹ nhàng và thanh thoát. Amen.
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.
Suy niệm: Mt 9,9-13
Hãy tưởng tượng bạn ở trong vị trí của Mátthêu hôm nay. Bạn đã nghe những câu chuyện về Đức Giêsu này, một người làm phép lạ mà mọi người tin rằng Người có thể là Đấng Cứu Thế. Người mở mắt người mù, nói về sự tha thứ của Thiên Chúa và đối xử tử tế với những người nghèo và bị ruồng bỏ. Bây giờ, Người đang tiến về phía bạn, và lúc đầu, như thể Người sẽ đi thẳng ngang qua bạn.
Nhưng sau đó Đức Giêsu dừng lại, nhìn thẳng vào bạn và nói: “Hãy theo tôi”. Bạn mất cảnh giác, không kịp phản ứng: Tại sao Đức Giêsu lại nói điều này với tôi? Tôi chưa bao giờ gặp Người trước đây.
Những câu hỏi khác bắt đầu tràn ngập tâm trí bạn: Tại sao lại là tôi? Thế còn tất cả những tội lỗi và sự thất bại của tôi thì sao? Chắc chắn Đức Giêsu phải biết tôi là ai và tất cả những gì tôi đã làm. Nếu không có gì khác, Người hẳn đã biết tôi bởi công việc tôi đang làm.
Nhưng khi bạn nhìn vào mắt Chúa Giêsu, bạn bắt đầu cảm thấy bình an. Bạn không chắc chắn chính xác nơi bình an đến, nhưng bạn nhận ra rằng bạn không cần câu trả lời trước khi bạn nói đồng ý với Chúa Giêsu. Có một cái gì đó về con người này, bạn chỉ cần tin tưởng nơi Người.
Và điều đó thật buồn cười, vì ngay khi bạn nhận ra bạn không cần câu trả lời, những câu trả lời lại bắt đầu hình thành trong tâm trí bạn: Chúa Giêsu đang chọn tôi vì Người yêu tôi. Vâng, Chúa biết tất cả những điều tôi làm. Tôi đã quan tâm đến nhu cầu của riêng tôi hơn những nhu cầu của người khác thế nào. Tôi đã làm tổn thương mọi người bằng những lời nói và hành động của tôi ra sao. Vậy mà Chúa Giêsu vẫn đang mời gọi tôi tham gia với Người.
Chúa Giêsu hẳn đang mời tôi đi theo Người vì Người biết tôi có thể thay đổi. Chúa Giêsu nói rằng Cha của Người đầy lòng thương xót và nếu tôi ăn năn và tin vào sứ điệp của Người, tôi thực sự có thể bước vào vương quốc của Thiên Chúa. Khi tôi mới nghe điều đó, tôi đã không tin Chúa Giêsu. Làm sao Thiên Chúa có thể tha thứ cho tôi? Nhưng bây giờ tôi tin Người. Bây giờ tôi biết rằng tôi có thể trở nên giống như Người: yêu thương, tốt bụng và quảng đại. Tôi biết rằng tôi có thể cùng với Người tham gia vào sứ mạng của Người để tiếp cận với những người khác giống như tôi.
Vâng, tôi đã sẵn sàng quay lưng với cuộc sống quá khứ của tôi. Tôi muốn đi theo Chúa Giêsu. Tôi muốn trao dâng cuộc đời của tôi cho Người.
“Lạy Chúa Giêsu, như Chúa đã mời Mátthêu đi theo Chúa, Chúa cũng đang mời con. Con làm mới lại lời xin vâng (đồng ý) với Chúa.
Theo The Word Among Us
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
SUY NIỆM LỜI CHÚA MỖI NGÀY SONG NGỮ
Friday (July 6): “I desire mercy – not sacrifice” Scripture: Matthew 9:9-13 9 As Jesus passed on from there, he saw a man called Matthew sitting at the tax office; and he said to him, “Follow me.” And he rose and followed him. 10 And as he sat at the table in the house, behold, many tax collectors and sinners came and sat down with Jesus and his disciples. 11 And when the Pharisees saw this, they said to his disciples, “Why does your teacher eat with tax collectors and sinners?” 12 But when he heard it, he said, “Those who will have no need of a physician, but those who are sick. 13 Go and learn what this means, `I desire mercy, and not sacrifice.’ For I came not to call the righteous, but sinners.”
|
Thứ Sáu 6-7 Ta muốn lòng nhân chứ không cần hy lễ
Mt 9,9-13 9 Bỏ nơi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi tại trạm. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi! ” Ông đứng dậy đi theo Người.10Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ.11Thấy vậy, những người Pha-ri-sêu nói với các môn đệ Người rằng: “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy? “12 Nghe thấy thế, Đức Giê-su nói: “Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần.13 Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” |
Meditation: What is God’s call on your life? Jesus chose Matthew to be his follower and friend, not because Matthew was religious or learned, popular or saintly. Matthew appeared to be none of those. He chose to live a life of wealth and ease. His profession was probably the most corrupted and despised by everyone because tax collectors made themselves wealthy by over-charging and threatening people if they did not hand over their money to them. God searches our heart What did Jesus see in Matthew that others did not see? When the prophet Samuel came to the house of Jesse to anoint the future heir to the throne of Israel, he bypassed all the first seven sons and chose the last! “God looks at the heart and not at the appearance of a man” he declared (1 Samuel 16:7). David’s heart was like a compass looking for true north – it pointed to God. Matthew’s heart must have yearned for God, even though he dare not show his face in a synagogue – the Jewish house of prayer and the study of Torah – God’s law. When Jesus saw Matthew sitting at his tax office – no doubt counting his day’s profit – Jesus spoke only two words – “follow me”. Those two words changed Matthew from a self-serving profiteer to a God-serving apostle who would bring the treasures of God’s kingdom to the poor and needy.
John Chrysostom, the great 5th-century church father, describes Matthew’s calling: “Why did Jesus not call Matthew at the same time as he called Peter and John and the rest? He came to each one at a particular time when he knew that they would respond to him. He came at a different time to call Matthew when he was assured that Matthew would surrender to his call. Similarly, he called Paul at a different time when he was vulnerable, after the resurrection, something like a hunter going after his quarry. For he who is acquainted with our inmost hearts and knows the secrets of our minds knows when each one of us is ready to respond fully. Therefore he did not call them all together at the beginning when Matthew was still in a hardened condition. Rather, only after countless miracles, after his fame spread abroad, did he call Matthew. He knew Matthew had been softened for full responsiveness.” Jesus- the divine physician When the Pharisees challenged Jesus’ unorthodox behaviour in eating with public sinners, Jesus’ defence was quite simple. A doctor doesn’t need to visit healthy people – instead he goes to those who are sick. Jesus likewise sought out those in the greatest need. A true physician seeks healing of the whole person – body, mind, and spirit. Jesus came as the divine physician and good shepherd to care for his people and to restore them to the wholeness of life. The orthodox were so preoccupied with their own practice of religion that they neglected to help the very people who needed spiritual care. Their religion was selfish because they didn’t want to have anything to do with people not like themselves. Jesus stated his mission in unequivocal terms: I came not to call the righteous, but to call sinners. Ironically the orthodox were as needy as those they despised. All have sinned and fall short of the glory of God (Romans 3:23).
On more than one occasion Jesus quoted the saying from the prophet Hosea: For I desire mercy and not sacrifice (Hosea 6:6). Do you thank the Lord Jesus for the great mercy he has shown to you? And do you show mercy to your neighbour as well? “Lord Jesus, our Savior, let us now come to you: Our hearts are cold; Lord, warm them with your selfless love. Our hearts are sinful; cleanse them with your precious blood. Our hearts are weak; strengthen them with your joyous Spirit. Our hearts are empty; fill them with your divine presence. Lord Jesus, our hearts are yours; possess them always and only for yourself.” (Prayer of Augustine, 354-430) |
Suy niệm: Ơn gọi của Thiên Chúa dành cho cuộc đời bạn là gì? Ðức Giêsu đã chọn Matthêu làm môn đệ và bạn hữu của mình không phải vì ông đạo đức hay trí thức, nổi tiếng hay thánh thiện. Matthêu không phải là một trong những hạng người đó. Ông ta chọn một cuộc sống giàu có và dễ dãi. Nghề nghiệp của ông có thể nói là một nghề bị người ta coi là đồi bại và đáng khinh nhất, bởi vì những người thu thuế làm giàu bằng cách thu tiền quá mức và đe dọa người ta nếu như người ta không chịu nộp tiền cho họ. Thiên Chúa tìm kiếm tấm lòng Ðức Giêsu nhìn thấy nơi Matthêu điều gì mà người khác không thấy? Khi ngôn sứ Samuel đến nhà Giêsê để xức dầu cho người kế vị tương lai vương quyền Israel, ông đã bỏ qua tất cả 7 người con trai đầu và chọn người con út! “Thiên Chúa nhìn tâm hồn chứ không nhìn diện mạo bề ngoài của con người”. Tâm hồn Đavít tựa như kim la bàn luôn hướng về phía Bắc – nó luôn hướng về Chúa. Tâm hồn của Matthêu chắc hẳn rất khao khát Thiên Chúa, mặc dù ông không dám xuất hiện trong đền thờ – nhà cầu nguyện của người Do thái và học kinh Torah – lề luật của Chúa. Khi Ðức Giêsu nhìn thấy Matthêu ngồi ở trạm thu thuế – chắc chắn ông ta đang đếm tiền thuế thu được của ngày hôm đó – Ðức Giêsu nói vỏn vẹn ba chữ: “Hãy theo Ta”. Ba chữ kia đã thay đổi Matthêu từ một người trục lợi cho mình thành một tông đồ phụng sự Thiên Chúa, một người sẽ đem kho tàng nước Chúa cho những người nghèo khổ túng thiếu. Giáo phụ John Chrysostom ở thế kỷ thứ 5 nói về ơn gọi của Matthêu như sau: “Tại sao Ðức Giêsu không kêu gọi Matthêu cùng lúc với Phêrô và Gioan, hay với các tông đồ khác? Chúa đến với từng vị ở một khoảng thời gian đặc biệt, khi Người biết rằng họ sẽ đáp trả. Chúa đến gọi Matthêu ở thời gian khác, khi Người chắc chắn rằng ông sẽ nghe theo tiếng gọi của Người. Tương tự, Chúa đã gọi Phaolô ở thời gian khác, lúc Người bị xúc phạm sau khi phục sinh, giống như thể người thợ săn theo đuổi con mồi của mình. Vì Người là Đấng thấu suốt tâm can của chúng ta, và biết rõ những sự bí ẩn trong tâm trí, biết rõ khi mỗi người chúng ta sẵn sàng đáp trả lại cách trọn vẹn. Vì thế, Người không gọi tất cả ngay từ lúc ban đầu, khi Matthêu vẫn đang ở trong tình trạng cứng lòng. Hơn nữa, chỉ sau khi xảy ra vô số các phép lạ, sau khi danh tiếng của Người vang dội khắp nơi, thì Người mới gọi Matthêu. Người biết Matthêu đã mềm lòng cho sự đáp trả tiếng gọi của Người.” Đức Giêsu – vị Thần Y Khi những người Pharisêu chống lại thái độ không chính thống của Ðức Giêsu trong việc ăn uống với các tội nhân cách công khai, sự biện hộ của Ðức Giêsu hết sức đơn giản. Bác sĩ không cần khám bệnh cho người khoẻ mạnh, thay vào đó ông sẽ đến với những người đau yếu bệnh tật. Ðức Giêsu cũng đi tìm những ai đang ở trong tình trạng thiếu thốn nhất. Người thầy thuốc thật sự luôn tìm cách chữa toàn thể con người: thân xác, tâm trí, và linh hồn. Ðức Giêsu đến như một vị thần y và một mục tử nhân lành để săn sóc dân Người và phục hồi toàn bộ sự sống cho họ. Những người chính thống quá bận tâm lo lắng với việc hành đạo riêng của mình đến nỗi họ quên đi việc giúp đỡ những người đang cần sự chăm sóc thiêng liêng. Niềm tin của họ quá ích kỷ bởi vì họ không muốn làm bất cứ điều gì cho những người không giống họ. Ðức Giêsu khẳng định về sứ mệnh của mình một cách dứt khoát: Ta đến không phải để kêu gọi những người công chính, nhưng là những người tội lỗi. Một cách trớ trêu thay, những người chính thống cũng thiếu thốn như những người mà họ coi thường. Tất cả mọi người đều đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa (Rm 3,23). Ðức Giêsu đã vài lần trích dẫn lời nói của ngôn sứ Hôsê rằng: Ta muốn lòng nhân chứ không cần hy lễ (Hs 6,6). Bạn có biết ơn Chúa Giêsu vì lòng thương xót vô biên mà Người đã dành cho bạn không? Và bạn có bày tỏ lòng thương xót với tha nhân không? Lạy Chúa Giêsu, Đấng cứu chuộc con, giờ đây xin cho con đến với Chúa. Lạy Chúa, linh hồn hồn lạnh lẻo, xin sưởi ấm nó với tình yêu vị tha của Chúa. Linh hồn con tội lỗi, xin thanh tẩy nó bằng máu châu báu của Chúa. Linh hồn con yếu đuối, xin tăng sức cho nó bằng Thần Khí vui mừng của Chúa. Linh hồn con trống rỗng, xin lấp đầy nó bằng sự hiện diện thần linh của Chúa. Lạy Chúa Giêsu, linh hồn con là của Chúa, xin Chúa chiếm hữu nó luôn, và xin cho nó luôn thuộc về Chúa thôi. (Lời nguyện của thánh Augustinô, 354-430). |
Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn