Thứ tư tuần 5 Mùa Chay.
"Nếu Chúa Con giải thoát các ngươi, thì các ngươi thực sự được tự do".
Lời Chúa: Ga 8, 31-42
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với những người Do-thái đã tin nơi Ngài rằng: "Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi". Họ thưa lại Người: "Chúng tôi là con cháu Abraham, và chưa bao giờ làm nô lệ ai cả. Tại sao ông lại nói "Các ngươi sẽ được tự do"?".
Chúa Giêsu trả lời rằng: "Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Hễ ai phạm tội, thì làm nô lệ cho tội. Mà tên nô lệ không ở mãi trong nhà; người con mới ở vĩnh viễn trong nhà. Vậy nếu Chúa Con giải thoát các ngươi, thì các ngươi sẽ được tự do thực sự. Ta biết các ngươi là con cháu Abraham, thế mà các ngươi lại tìm giết Ta: vì lời Ta không thấm nhập vào lòng các ngươi. Ta nói những điều Ta đã thấy nơi Cha Ta. Còn các ngươi, các ngươi làm điều các ngươi đã thấy nơi cha các ngươi". Họ đáp lại: "Cha chúng tôi chính là Abraham!" Chúa Giêsu nói: "Nếu thực các ngươi là con cháu Abraham, thì các ngươi làm công việc của Abraham! Nhưng các ngươi đang tìm giết Ta, là người đã nói cho các ngươi biết sự thật mà Ta nghe tự Thiên Chúa. Ðiều đó Abraham đã không làm! Các ngươi đang làm việc của cha các ngươi!" Họ lại nói: "Chúng tôi không phải là những đứa con hoang! Chúng tôi chỉ có một Cha là Thiên Chúa!"
Chúa Giêsu nói: "Nếu Thiên Chúa là Cha các ngươi, thì các ngươi yêu mến Ta, vì Ta tự Thiên Chúa mà đến; vì Ta không tự mình mà đến, nhưng chính Ngài đã sai Ta đến".
SUY NIỆM 1: Ðức Tin Chân Chính
Trong bài Tin Mừng vừa đọc lại trên đây, số thính giả nghe Chúa Giêsu nói được thu gọn lại trong vòng những kẻ đã tin Người, và Chúa Giêsu đã khởi đi từ lòng tin này để mời gọi họ tiến xa hơn nữa bằng cách ở lại trong Lời của Người, nghĩa là bằng cách sống những gì Người truyền dạy để trở thành môn đệ của Người, và một khi trở thành môn đệ của Người, họ sẽ bước đi trong sự thật và được sự thật giải phóng khỏi vòng mê muội của tội lỗi. Tuy đã tin vào Chúa Giêsu, nhưng những thính giả này vẫn chưa thay đổi được lối suy nghĩ chỉ dựa trên đời sống trần tục của họ. Khi nghe Chúa Giêsu nói đến việc giải phóng, họ nghĩ ngay tới tình trạng của những người nô lệ phải làm tôi mọi cho chủ, mà họ thì đang làm chủ chính mình, họ có làm tôi mọi cho ai đâu mà cần được giải phóng. Xét về mặt trần thế thì họ suy nghĩ rất đúng, nhưng Chúa Giêsu đâu muốn đề cập đến tình trạng nô lệ hay tự do về mặt xã hội. Người muốn nói với họ về sự tự do đích thực của những người thoát khỏi vòng kiềm tỏa của tội lỗi.
Sứ mạng Chúa Cha trao phó cho Người là xóa bỏ quyền thống trị của sự dữ trên mặt đất này và mang lại cho loài người cuộc sống tự do, xứng với danh hiệu con cái Thiên Chúa. Họ xưng mình là con cái ông Abraham, là dòng dõi của một dân tộc được giải phóng khỏi ách nô lệ ngoại bang. Thế nhưng, cuộc sống của họ đang bị ràng buộc bởi vô số xiềng xích của ma quỉ, họ tự do bên ngoài, còn bên trong thì vẫn nô lệ cho sự dữ, cho tội lỗi. Sự thừa kế dòng dõi ông Abraham không đương nhiên biến họ thành những con người lương thiện công chính. Muốn trở nên công chính, họ cần phải làm một cuộc đổi đời, phải tẩy trừ cái ác ra khỏi lòng mình và cương quyết tiến lên trên đường trọn lành, có như thế, họ mới thực sự trở nên con cái ông Abraham và là những con người tự do đích thực.
Phần chúng ta đây, chúng ta là những người mang danh hiệu Kitô, là những người tự nhận mình là con cái Thiên Chúa. Tuy nhiên, danh xưng không làm nên thực chất, cái áo không làm nên thầy tu, chỉ có danh nghĩa bên ngoài và thậm chí ngay cả những việc đạo đức bên ngoài mà thôi, thì vẫn chưa làm nên một đời sống đức tin đích thực. Ðức tin chân chính được thể hiện qua những việc làm công chính. Người ta thường nói "xem quả biết cây", chúng ta đã suy nghĩ, nói năng, hành động như thế nào trong cuộc sống hàng ngày.
Lạy Chúa, nhiều lúc con cảm thấy yên tâm vì mình là người có đạo. Con có đạo như có một cuốn sách hay có một cái máy truyền hình, khi nào con cần hoặc khi nào con thích thì con mở ra xem, khi nào không cần thì con để yên ở đó, nhưng Chúa đâu muốn những người chỉ có đạo mà không sống đạo.
Lạy Chúa, xin giúp con can đảm lựa chọn đứng vào hàng ngũ con cái Thiên Chúa, một sự lựa chọn dứt khoát dẫn tới việc dấn thân quyết liệt cho điều mình lựa chọn. Xin cho con đừng chỉ hài lòng với danh xưng là người có đạo mà thôi, nhưng phải là một người sống đạo thực sự.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 2: Chân Lý Sẽ Giải Thoát.
Khi thi hành nhiệm vụ khâm sứ Tòa thánh tại Bulgari, Đức cha Roncali nhận được một bức thư của một linh mục chỉ trích ngài về mọi mặt. Đọc thư xong, Đức cha Roncali không nói một lời, lòng vẫn yêu thương vị linh mục kia. Thời gian trôi qua, ngài được thăng chức Hồng Y, rồi đắc cử Giáo Hoàng với danh hiệu Gioan XXIII. Nhân dịp về Rôma yết kiến vị Tân Giáo Hoàng, vị linh mục cũng ghi tên đi theo phái đoàn và được đặc ân tiếp kiến riêng Giáo Hoàng. Vị linh mục đó thuật lại như sau:
Trong lúc đứng ở phòng khách đợi phiên vào triều yết Đức Thánh Cha, đầu óc tôi cứ nghĩ đến bức thư năm xưa và thầm nghĩ mấy chục năm qua rồi, chắc giờ đây Ngài không còn nhớ nữa đây. Đang suy nghĩ miên man thì cánh cửa mở ra, cha thư ký dẫn tôi vào. Vừa thấy tôi, Đức Thánh Cha niềm nở bắt tay và mời tôi ngồi. Ngài ân cần thăm hỏi công việc mục vụ của tôi, của Giáo phận, và nhắc đến các bạn ở Bulgari. Câu chuyện vẫn diễn ra trong bầu khí thân tình. Bỗng Đức Thánh Cha đưa tay lấy cuốn Kinh Thánh và từ từ mở ra và trong đó có bức thư của tôi, ngài dịu dàng nói: “Con đừng sợ, cha không bao giờ giận con đâu. Cha cám ơn con. Cha cũng là người có nhiều khuyết điểm. Cha để bức thư của con vào cuốn Kinh Thánh và hàng ngày đọc vào đó mà xét mình. Mỗi lần như thế, cha lại nhớ đến con và cầu nguyện cho con”.
Tin Mừng hôm nay cho thấy thái độ của Chúa Giêsu đối với những người Do Thái mới tin vào Ngài. Lòng tin của họ chưa được trọn vẹn và Ngài đề nghị những biện pháp để củng cố niềm tin đó, như sống theo lời Chúa, chấp nhận được giải thoát khỏi tội lỗi, phát triển mối tương quan với Ngài. Tuy nhiên, các người Do Thái không đủ khiêm tốn để chấp nhận đề nghị của Chúa, họ tự phụ cho mình là con cái của Abraham và do đó không cần ai dạy thêm điều gì nữa, cũng chính vì thế họ không thể tiến xa hơn trên con đường đức tin.
Tác giả tập sách Đường Hy vọng khuyên: “Lòng mến Chúa phải tuyệt đối. Chúa dạy không ai có thể làm tôi hai chủ. Con làm tôi mấy chủ? Mỗi ngày dành riêng ít phút thinh lặng để sống đời nội tâm. Con chỉ có một việc quan trọng nhất, Maria đã chọn phần tốt nhất. Nếu con không sống nội tâm, nếu Chúa Giêsu không phải là linh hồn của các hành động của con, thì sẽ thế nào? Con chỉ có một của ăn là Thánh ý Thiên Chúa, nghĩa là con sống và lớn lên bằng ý Chúa. Ý Chúa như thức ăn làm con sống mạnh sống vui, ngoài ý Chúa con sẽ chết. Con chỉ có giây phút đẹp nhất, đó là giây phút hiện tại. Đời con sẽ tuyệt đẹp nếu từng giây phút con tin vào Lời Chúa và thực hiện thánh ý Ngài”.
Ý Chúa muốn cho mỗi ngừoi chúng ta trong hiện tại là trở thành những người con thảo, hãy để lời Chúa thấm nhập và hướng dẫn cuộc sống chúng ta.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 3: Thiên Chúa hay các thần tượng
Vậy Đức Giêsu nói với những người Do-thái đã tin Người:
“Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ của tôi;
các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông.”
Họ đáp: “Chúng tôi là dòng dõi ông Áp-ra-ham. Chúng tôi không hề làm nô lệ cho ai bao giờ. Làm sao ông lại nói: các ông sẽ được tự do?” Đức Giêsu trả lời:
“Thật, tôi bảo thật các ông: hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội”. (Ga. 8, 31-34)
Nếu quả thật lập trường của chúng ta là phục vụ chỉ một Thiên Chúa và chỉ yêu mến Ngài thôi, thì lúc đó trái tim chúng ta có còn bị chia sẻ và gắn bó với nhiều thần tượng trần thế này không? Phải thú nhận rằng, tất cả chúng ta nhiều hoặc ít vẫn còn thờ thần tượng khác, như kinh tế, tiền tài, quyền lực, danh vọng, tiện nghi, thú vui, chỉ kể ba thứ trong đó nhiều thứ khác nữa. Chắc chắn chúng chống lại Thiên Chúa và chống lại cả chúng ta, buộc chúng ta phải thú nhận rằng trong những sự kiện đó đã làm chúng ta xa phụng sự một mình Thiên Chúa rồi. Chúng ta đã là đầy tớ của nhiều thứ, song chúng ta vẫn bào chữa như người Do thái rằng: “Chúng tôi là dòng giống Áp-ra-ham không bao giờ chúng tôi là nô lệ của ai”.
Như Si-rác, Mi-sác và Áp-đê-na-gô, chúng ta có bổn phận phải từ chối phục vụ bất cứ thần tượng nào, nếu đó không phải là Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô. Và này, Người là ai mà có thể dẫn dắt chúng ta ngày nay được như thế. “Vậy nếu Người Con có giải phóng các ông, các ông mới thực sự tự do”. Chỉ mình Đức Giêsu Kitô mới chống lại các thần tượng các thời đại và có thể làm cho tâm thức trở lại và khám phá thấy sự khác biệt giữa hai lối sống: tự do hay nô lệ. Lời Chúa hôm nay kêu gọi chúng ta phải biết dùng của cải Thiên Chúa đã dựng nên, chứ đừng làm nô lệ cho của cải. Nếu không, chúng ta không được giải phóng.
Chúng ta biết rằng: Không ai có thể làm tôi hai chủ. Đó là chân lý làm cho chúng ta được tự do mà mỗi người phải tự trả lời trước mặt Thiên Chúa. Chỉ khi thực hiện được điều kiện này, trái tim chúng ta mới có thể gắn bó thực sự với việc phục vụ Thiên Chúa duy nhất mà thôi.
G.F
SUY NIỆM 4: PHẠM TỘI LÀ LÀM NÔ LỆ CHO TỘI (Ga 8,31-42)
Tin Mừng hôm nay trình thuật cuộc đối chất giữa Đức Giêsu và người Dothái.
Trước tiên, Đức Giêsu khẳng định cho họ biết rằng: nếu họ ở trong Lời của Ngài, tức là sự thật thì họ thuộc về Ngài và trở thành môn đệ, bằng không sẽ trở thành nô lệ cho tội và bị truất phế bất cứ lúc nào!
Khi xác định như thế, Đức Giêsu cảnh báo sự kiêu ngạo tự phụ của người Dothái. Bởi vì họ luôn nghĩ rằng mình thuộc hạng người ưu tuyển, dân riêng, nên có đặc quyền đặc lợi trước mặt Thiên Chúa và không ai có quyền đụng tới họ.
Tiếp theo, Ngài đã vạch trần sự giả tạo nơi người Dothái khi họ dựa vào tổ phụ Apraham và an tâm vì được đảm bảo bởi uy tín của tổ phụ, nhưng lại hành động ngược lại với những gì Apraham đã làm khi xưa. Vì nếu Apraham xưa kia có lòng mộ mến và sẵn sàng nghe lời các tiên tri, thì dân này lại đang tìm cách loại trừ vị tiên tri vĩ đại là chính Đức Giêsu.
Cuối cùng, nếu đọc tiếp đoạn Tin Mừng này, từ câu 44 tiếp theo..., chúng ta thấy rõ Đức Giêsu tuyên bố thẳng thừng là họ không thuộc về Thiên Chúa mà thuộc về ma quỷ.
Ngày nay vẫn còn nhiều người tin một đàng, làm một nẻo. Có nhiều người tự xưng là đạo gốc, nhưng những hành vi của họ nơi chợ búa, ngoài đồng ruộng hay nơi đường phố thì ngược lại với những gì họ tự hào và tuyên xưng trong nhà thờ.
Lý do, họ không để cho Lời Chúa thấm nhập vào trong tâm hồn, mà chỉ ở trên đầu môi chóp lưỡi mà thôi.
Xin Chúa ban cho chúng ta hiểu và yêu mến cũng như siêng năng tuân giữ Lời Chúa để được thuộc trọn về Ngài. Amen.
Ngọc Biển SSP
SUY NIỆM 5: Sự thật sẽ giải phóng các ông
Suy niệm :
Những dân tộc bị đô hộ nhiều năm mới hiểu được giá trị của giải phóng.
Những ai bị cầm tù, bị áp bức mới hiểu được giá trị của tự do.
Những ai đã từng bị vướng vào ma túy, cờ bạc, rượu chè,
mới hiểu nỗi sướng vui của người thoát khỏi vòng nô lệ của chúng.
Chế độ nô lệ đã cáo chung, nhưng lại thấy xuất hiện nhiều dạng nô lệ mới.
Con người trở nên nô lệ cho chính những sản phẩm tinh tế của mình,
và nhất là không thể giải phóng mình khỏi cái tôi ích kỷ.
Tự do mãi mãi là khát vọng của con người.
Con người vẫn chờ một Đấng Giải Phóng để mình được thật sự tự do.
Những người Do thái đang tranh luận gay gắt với Đức Giêsu.
Họ hãnh diện vì mình thuộc dòng dõi ông Abraham,
nên cho mình là người tự do, chưa hề làm nô lệ cho ai bao giờ (c. 33).
Đức Giêsu lại nhìn tự do theo một chiều hướng khác.
Ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội, người ấy không có tự do (c. 34).
Tự do không bắt nguồn từ việc mình thuộc dòng dõi ông Abraham.
Tự do đến từ việc tin vào lời sự thật của Đức Giêsu.
“Nếu các ông ở lại trong lời của tôi…các ông sẽ biết sự thật
và sự thật sẽ cho các ông được tự do” (c. 32).
Tự do đến từ chính con người của Ngài:
“Nếu Người Con có cho các ông tự do, các ông mới thực sự tự do” (c.36).
Những người Do thái cố chấp, chỉ tìm cách giết Đức Giêsu (cc. 37, 40).
Họ không muốn nhận lời sự thật mà Ngài nghe được từ Thiên Chúa (c. 40).
Khi từ chối sự thật, họ đã trở nên nô lệ cho sự dối trá và sát nhân.
Đức Giêsu là Đấng Giải Phóng, Đấng cho người ta được tự do thực sự.
Con người bị trói buộc bởi nhiều mối dây, bởi những tính toán ích kỷ hẹp hòi
mà tự sức mình không sao thoát ra được.
Hãy đến với Giêsu, mở ra với Giêsu, ta sẽ thấy mình được thanh thoát như Ngài.
“Giả như các ông là con cái ông Abraham,
hẳn các ông phải làm điều ông Abraham đã làm” (c. 39).
Giả như Thiên Chúa là Cha các ông, hẳn các ông phải yêu mến tôi,
vì tôi đã phát xuất từ Thiên Chúa…” (c. 42).
Như thế những kẻ chống đối Đức Giêsu
thật ra chẳng phải là con cái thật sự của ông Abraham hay con cái Thiên Chúa.
Họ sống trong ảo tưởng về mình khi họ cương quyết loại trừ Đức Giêsu.
Trước khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, người dự tòng đã tuyên xưng
từ bỏ tội lỗi, để sống trong tự do của con cái Thiên Chúa,
từ bỏ những quyến rũ bất chính, để khỏi làm nô lệ cho tội lỗi.
Mùa Chay là thời gian để chúng ta trở lại điều mình đã tuyên xưng,
để được sống đúng với ơn gọi Kitô hữu mình đã lãnh nhận.
Cầu nguyện :
Lạy Chúa Giêsu,
giàu sang, danh vọng, khoái lạc
là những điều hấp dẫn chúng con.
Chúng trói buộc chúng con
và không cho chúng con tự do ngước lên cao
để sống cho những giá trị tốt đẹp hơn.
Xin giải phóng chúng con
khỏi sự mê hoặc của kho tàng dưới đất,
nhờ cảm nghiệm được phần nào
sự phong phú của kho tàng trên trời.
Ước gì chúng con mau mắn và vui tươi
bán tất cả những gì chúng con có,
để mua được viên ngọc quý là Nước Trời.
Và ước gì chúng con không bao giờ quay lưng
trước những lời mời gọi của Chúa,
không bao giờ ngoảnh mặt
để tránh cái nhìn yêu thương
Chúa dành cho từng người trong chúng con. Amen.
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ
SUY NIỆM
1. Đức Giê-su và người Do Thái
Các bài Tin Mừng trong những ngày này kể lại cho chúng ta cuộc đối thoại dài giữa Đức Giê-su và người Do Thái. Trong cuộc đối thoại này, Đức Giê-su càng mặc khải căn tính đích thật của Ngài, thì người Do Thái càng phản đối :
Người Do Thái tự cho mình là tự do, là dòng dõi Abraham và là con Thiên Chúa, nhưng rốt cuộc họ hành động bạo lực : họ ném đá Đức Giê-su. Còn Đức Giê-su cũng mặc khải mình là Con Thiên Chúa, nhưng hành động cách hiền lành. Chính những cung cách hành động như thế cho thấy, ai ở trong sự thật và ai ở trong gian dối. Gian dối đi đôi với bạo lực, còn sự thật đi đôi với hiền lành.
Bạo lực của con người, nhưng đàng sau hay ở chiều sâu là chính Sự Dữ, và hiền lành của Thiên Chúa sẽ hoàn toàn lộ diện và đạt tới cực điểm trong cuộc Thương Khó của Đức Giê-su. Trong cùng một biến cố, bạo lực của con người nêu bật sự hiền lành của Thiên Chúa và sự hiền lành của Thiên Chúa nêu bật bạo lực của con người.
Hình ảnh những người trẻ, trong bài đọc 1, trích sách Đanien, đi lại thanh thản ngay trong lò lửa, ngay trong bạo lực và sự dữ tận cùng, diễn tả cách tuyệt vời sự kiện : Họ lượm đá ném Người, nhưng Đức Giê-su lánh đi, và nhất là diễn tả chính mầu nhiệm Vượt Qua, Thương Khó và Phục Sinh, của Ngài.
2. Thập Giá : hình ảnh của Tội và Sự Dữ
Khi nhìn lên Thập Giá, chúng ta thường bị cuốn hút vào một mình Chúa với sự đau đớn thể xác, rồi khóc lóc, rồi diễn lại và có khi còn tự hành hạ mình để nên « giống Chúa ». Có lẽ, đó không phải là « Lời Thập Giá » (1Cor 1, 18), thậm chí có phần lệch lạc ở bình diện nhân học ! Thánh sử Gioan muốn nhấn mạnh hình ảnh của “Đấng, họ đã đâm thâu” (Ga 19, 37), muốn chúng ta nhìn thân thể nát tan và bị đâm thủng của Đức Giê-su do hành động của “họ”, nhìn ra hình dạng thật sự của Tội và Sự Dữ hiện hình nơi Đức Ki-tô chịu đóng đinh. Vì thế, chúng ta đừng tự tạo thập giá cho mình và đừng chất thập giá lên vai nhau, vì thập giá tự bản chất là hình ảnh của Sự Dữ !
Đức Giê-su để cho mình bị treo trên thập giá, được đặt trên đồi cao, thân thể nát tan, chính là để chúng ta nhìn thấy những điều thật hữu hình, thật cụ thể, đập vào mắt loài người chúng ta. Chúa muốn chúng ta nhìn thấy những gì loài người chúng ta đã làm cho Chúa, và vẫn còn đang làm cho Chúa qua thân thể của Ngài là những còn người bé nhỏ, bất hạnh, bị bỏ rơi, chịu thiệt thòi vì hoàn cảnh, chịu thiệt thòi ngay khi sinh ra (mù, điếc, khiếm khuyết, tâm thần), người nghèo, người vô tội…
Thực vậy, thánh Phaolô nói, Ngài lại tự nguyện trở nên “giống như thân xác tội lội” (Rm 8, 3) ; và Ngài “đồng hóa mình với tội” (2Cr 5, 21 và Gl 3, 13). Tội có bản chất là ẩn nấp, khó nắm bắt, giống như con rắn, nhưng đã phải hiện ra nguyên hình nơi thân xác nát tan của Đức Kitô. Thánh Giá Đức Kitô mặc khải cho loài người chúng ta hình dạng thật của Tội.
3. Công lí của con người
Ngoài ra, chúng ta còn được mời gọi nhìn lên cây giá gỗ, trên đó Đức Giêsu chịu đóng đinh, là một dụng cụ thi hành công lí của Lề Luật. Thập giá là hình phạt tiêu biểu mà Lề Luật dành cho người phạm trọng tội.Vì thế, thập giá là biểu tượng cho công lí của con người. Thế mà, người chịu đóng đinh là chính Đức Giêsu, Đấng hoàn toàn vô tội, Đấng công chính hoàn hảo; vì thế, sự công chính của con người chỉ là giả tạo, gian dối và chỉ có vẻ bề ngoài.
Sa-tan (nơi những con người cụ thể) |
Đức Ki-tô | |
Bề ngoài |
Thập Giá, dụng cụ hành hình, công lí của Luật |
Kẻ tử tội |
Sự thật (được mặc khải bởi Tin Mừng) |
Gian dối, bạo lực |
Đấng Vô Tội, hiền lành |
Sâu rộng hơn, nơi Thập Giá, Đức Kitô muốn giải thoát chúng ta khỏi sự công chính, đến từ chính chúng ta, dựa vào việc giữ Luật dưới mọi hình thức và trong mọi lãnh vực; bởi vì sự công chính này, xét cho cùng chỉ có vẻ bề ngoài, không đụng chạm và không thể đụng chạm đến chốn sâu thẳm và thầm kín của đời người và của nội tâm. Và Ngài muốn trao ban cho chúng ta sự công chính của chính Ngài, sự công chính đích thật của con Thiên Chúa. Như thánh Phao-lô đã xác tín:
Tuy nhiên, vì biết rằng con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy, nhưng nhờ tin vào Đức Giê-su Ki-tô, nên chúng ta cũng tin vào Đức Ki-tô Giê-su, để được nên công chính, nhờ tin vào Đức Ki-tô, chứ không phải nhờ làm những gì Luật dạy. Quả thế, không phàm nhân nào sẽ được nên công chính vì làm những gì Luật dạy. (Gal 2, 16)
Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống kiếp phàm nhân trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi. Tôi không làm cho ân huệ của Thiên Chúa ra vô hiệu, vì nếu người ta được nên công chính do Lề Luật, thì hoá ra Đức Ki-tô đã chết vô ích!
(Gal 2, 20-21)
Vì thế, chúng ta được gọi ngưng ngay việc lên án mình và lên án nhau, bởi vì chúng ta đã được Thiên Chúa làm cho nên công chính nhờ, với và trong Đức Ki-tô; như Thánh Phao-lô xác tín: “Vậy giờ đây, những ai ở trong Đức Ki-tô Giê-su, thì không còn bị lên án nữa” (Rm 8, 1). Hơn nữa, hành vì lên án, tự nó là điều dữ, thuộc về sự dữ, là hành vi đặc trưng của Satan.
4. Lời nguyện Thánh Vịnh và ơn được nên công chính nhờ tin vào Đức Ki-tô
Trong đời sống đức tin, chúng ta được mời gọi xưng thú liên tục tội lỗi của mình, và việc đạo đức này bình thường sẽ mang lại cho chúng ta sự bình an và làm cho chúng ta khoan hồng hơn với những người tội lỗi. Tuy nhiên, trong thực tế còn có một khả thể khác: Satan, Kẻ Tố Cáo « chuyên nghiệp », có thể dễ dàng đi vào bằng cánh cửa sẵn sàng “cáo mình” của chúng ta và chắc chắn nó biết đó chính là « yếu điểm » của người Kitô hữu[1]. Phải chăng để ngăn chặn Satan đi vào cửa này, mà các Thánh Vịnh đề nghị chúng ta nói với nó: “Tôi có không gì đáng trách !”
Lạy CHÚA là Đấng xét xử muôn dân nước,
xin CHÚA xử cho con, vì con công chính và vô tội. Tv 7, 9)
Con chẳng theo thói đời buông những lời sai trái.
Con tuân giữ mọi lời Chúa dạy,
tránh xa đường lối kẻ bạo tàn,
dõi vết chân Ngài, con không vấp ngã. (Tv 17, 4-5)
CHÚA ban thưởng cho tôi, bởi tôi sống ngay lành,
và tay tôi trong sạch, như mắt Người đã thấy. (Tv 18, 25)
Chúng ta thường mau mắn thú nhận mình là tội nhân, nhưng sự mau mắn nhận mình là tội nhân lại thường là một cách thức quanh co tin vào sự công chính riêng của mình. Lời cáo buộc mà chúng ta tuyên bố chống lại chính chúng ta, phải chăng đó không phải là “người công chính tuyệt đối” mà chúng ta nuôi dưỡng cách bí mật trong lòng của mình, đã nói lên lời đó ? Một « cái tôi công chính » tưởng tượng rất bén nhạy bách hại « cái tôi tội lỗi » nơi chúng ta, dưới vẻ bề ngoài khiêm tốn. Tất cả những điều này đã trở thành một hệ thống và làm cho những tội lỗi thật sự của chúng ta vẫn còn bị che đậy : « cái tôi công chính » của chúng ta mới là tội nhân đích thực, vốn ẩn núp dưới đức khiêm tốn nơi chúng ta. Kiểu kiêu ngạo này dường như ít hồn nhiên hơn kiểu của người Pharisiêu. Chính khi những người tội lỗi trở nên không thể chịu đựng được nữa đối với chúng ta, sự kiêu ngạo trá hình có nơi chúng ta sẽ bị lộ ra.
Vì thế, cần phải cầu nguyện trước tòa án của sự thật. Các tác giả Thánh Vịnh nói mình là tội nhân và cũng nói mình là công chính. Để có thể nói với sự thật: “chỗ này con đã làm sai”, cần phải có khả năng nói cũng với sự thật: “chỗ kia con đã làm đúng” ! Như thế, các Thánh Vịnh dạy chúng ta biết nhận định nơi chính mình.
Các Thánh Vịnh sẽ mất hết ý nghĩa, nếu chúng ta giới hạn lời nguyện của tác giả vào hoàn cảnh riêng tư của chúng ta thôi. Để buộc chúng ta cầu nguyện với những người khác, các Thánh Vịnh làm cho chúng ta nói những từ ngữ được viết bởi những người khác. Vậy thì tại sao chúng ta không nói được rằng Cộng Đoàn đang đọc hay hát Thánh Vịnh cùng với chúng ta là “không có gì đáng trách”, bởi vì đó là một phần của Giáo Hội thánh thiện và không tì vết. Đúng là dưới mắt của nhiều người, Giáo Hội thường bị đặt vào chỗ của người thu thuế bị buộc tội ; nhưng chúng ta hãy học nhìn Giáo Hội với lòng thương cảm mà Thiên Chúa dành cho Giáo Hội. Thiên Chúa nhìn thấy Con của Ngài nơi Giáo Hội và lời nguyện của các Thánh Vịnh, khi được thực hiện nhân danh Đức Kitô, sẽ tuyên xưng sự công chính của chúng ta như hoàn toàn đến từ Đức Kitô và như là sự công chính của chính Đức Kitô (x. Rm 3, 23-24).
* * *
Tin rằng Thiên Chúa coi chúng ta là những người công chính trong Đức Giêsu-Kitô, có lẽ là phương cách thích hợp nhất với Tin Mừng, để cuối cùng có được sự xấu hổ đối với tội của chúng ta và nhất là có được nhiều lòng thương cảm hơn đối với tội của những người khác.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
[1] Đó chính là kinh nghiệm bị dằn vặt đến độ muốn tự tử của thánh Inhã Loyola (1491-1556) khi ở Manresa. Dù đã xưng tội rất chi tiết nhiều lần, ngài luôn nghĩ mình còn điều gì đó chưa xưng ra, hoặc chưa xưng chính xác đủ những gì đã xưng rồi, như thể lòng thương xót của Thiên Chúa hoàn toàn lệ thuộc vào sự đầy đủ và chính xác của hành vi xưng tội (Inhã,Những bước đường theo Chúa, bản dịch và chú thích của Hoàng Văn Đạt, S.J., Hiển Linh, 2002, số 22-25).
Sự thật sẽ giải thoát anh em
Wednesday (April 10): “The truth will make you free”
Gospel Reading: John 8:31-42 31 Jesus then said to the Jews who had believed in him, “If you continue in my word, you are truly my disciples, 32 and you will know the truth, and the truth will make you free.” 33 They answered him, “We are descendants of Abraham, and have never been in bondage to any one. How is it that you say, `You will be made free’?” 34 Jesus answered them, “Truly, truly, I say to you, every one who commits sin is a slave to sin. 35 The slave does not continue in the house for ever; the son continues for ever. 36 So if the Son makes you free, you will be free indeed.37 I know that you are descendants of Abraham; yet you seek to kill me, because my word finds no place in you. 38 I speak of what I have seen with my Father, and you do what you have heard from your father.” 39 They answered him, “Abraham is our father.” Jesus said to them, “If you were Abraham’s children, you would do what Abraham did, 40 but now you seek to kill me, a man who has told you the truth which I heard from God; this is not what Abraham did. 41 You do what your father did.” They said to him, “We were not born of fornication; we have one Father, even God.” 42 Jesus said to them, “If God were your Father, you would love me, for I proceeded and came forth from God; I came not of my own accord, but he sent me. |
Thứ Tư 10-4 Sự thật sẽ giải thoát anh em
Ga 8,31-42 31 Vậy, Đức Giê-su nói với những người Do-thái đã tin Người: “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi;32 các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông.”33 Họ đáp: “Chúng tôi là dòng dõi ông Áp-ra-ham. Chúng tôi không hề làm nô lệ cho ai bao giờ. Làm sao ông lại nói: các ông sẽ được tự do? “34 Đức Giê-su trả lời: “Thật, tôi bảo thật các ông: hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội.35 Mà kẻ nô lệ thì không được ở trong nhà luôn mãi, người con mới được ở luôn mãi.36Vậy, nếu người Con có giải phóng các ông, thì các ông mới thực sự là những người tự do.37Tôi biết các ông là dòng dõi ông Áp-ra-ham, nhưng các ông tìm cách giết tôi, vì lời tôi không thấm vào lòng các ông.38 Phần tôi, tôi nói những điều đã thấy nơi Cha tôi; còn các ông, các ông làm những gì đã nghe cha các ông nói.”39 Họ đáp: “Cha chúng tôi là ông Áp-ra-ham.” Đức Giê-su nói: “Giả như các ông là con cái ông Áp-ra-ham, hẳn các ông phải làm những việc ông Áp-ra-ham đã làm.40 Thế mà bây giờ các ông lại tìm giết tôi, là người đã nói cho các ông sự thật mà tôi đã nghe biết từ Thiên Chúa. Điều đó, ông Áp-ra-ham đã không làm.41 Còn các ông, các ông làm những việc cha các ông làm.”42 Đức Giê-su bảo họ: “Giả như Thiên Chúa là Cha các ông, hẳn các ông phải yêu mến tôi, vì tôi phát xuất từ Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa mà đến. Thật thế, tôi không tự mình mà đến, nhưng chính Người đã sai tôi. |
Meditation:
Do you know the joy, peace, and freedom which God offers to those who trust in him and obey his word? God sent his Son, the Lord Jesus Christ, to bring us God’s kingdom of righteousness, peace, and joy in the Holy Spirit (Romans 14:17). Jesus came to rescue us from our sinful pride and slavery to sin. He came to rescue us from Satan’s snares and the clutches of hell, and to free us from the world’s temptation to empty glory and lust for greed and power. Only Jesus can truly set us free and reconcile us with God – every other way falls short of God’s plan to save and deliver us from death, corruption, and sin.
Why did the religious authorities reject Jesus’s offer of freedom, forgiveness, and new life in the kingdom of God? Despite Jesus’ numerous signs and miracles, the Jewish authorities could not accept his claim to speak and act in the name of his heavenly Father. They were blinded by their misguided ideas of how the Messiah would restore Israel and rule the earth. And Jesus revealed to them how Satan had led them into temptation – both to reject him as the Messiah and to thwart his claim by killing him. Jesus met their opposition and hostility with courage and determination to do his Father’s will. He willingly embraced the cross in order to destroy the works of Satan and to save both Jews and Gentiles through his atoning sacrifice for the sin of the world. Jesus shows us the way to the kingdom of God – through faith and obedience to God’s word and will for our lives. To be a follower and disciple of the Lord Jesus requires faith and obedience – they are two sides of the same coin. The word disciple literally means one who learns from the Master and who listens to the voice of the Teacher. And the word for obedience literally means to listen under and be subordinate to the one who has rightful authority to teach and command what is just and true. The free gift of faith How can we grow in faith and discipleship – by faithfully following the Lord and obeying his word. Faith is a free supernatural gift of God. It is more than just a belief in the truths of God. It is first and foremost a personal relationship of trust and obedience to the Lord and his word. The Lord is worthy of our complete trust and wholehearted devotion because he is utterly reliable, just and true, and he is faithful to his word. That is why we can entrust our lives to him and submit to him without reservation. God does not leave us in the dark or remain distant and silent. He reveals himself to all who earnestly seek him and hunger for his truth. God, in fact, first seeks us out and draws us to himself. We could not find him if he did not first seek to reveal himself to us. That is why we need to respond to God’s gracious gift of invitation with an open and receptive heart that wants to listen, learn, and receive what God wishes to give us. Saint Augustine of Hippo (354-430 AD) said, “I believe, in order to understand – and I understand, the better to believe” (Sermon 43:7,9). The test of faith In the Old Testament Book of Daniel we see a remarkable example of faith being put to the test in the midst of trial and adversity. When Shadrach, Meshach, and Abednego, the three young companions of Daniel, were commanded by the king of Persia to bow down and submit to the pagan idols of his nation, they unhesitatingly said, “We will not serve your gods or worship the golden image which you have set up” (Daniel 3:18). They knew God’s command, “Do not worship false idols”(Exodus 20:3-6; Deuteronomy 12:29-31). They decided it was far better to obey God and entrust their lives to him rather than give in to the threats of others. God gave them courage to take a bold stand for their faith. They willingly accepted the King’s punishment as they were bound and thrown into a burning fiery furnace. Daniel tells us how God was very present to these three young men as they proclaimed their faith in him. God showed his presence to the three men and walked with them in the fiery furnace. As a remarkable sign of God’s power to the pagan rulers of Persia, God kept the three men from harm and delivered them from death (Daniel 3:25,28). Do you trust in God to give you his help and strength when your faith is put to the test? True and false sources of identity The scribes and Pharisees, who were the religious authorities of the Jews, questioned Jesus’ authority to speak and act in God’s name. They questioned Jesus’ claim to forgive sins and to set people free from slavery to sin. They understood that only God had power to forgive sins and to release people from their burden of guilt and shame. They refused to accept that Jesus’ authority was given to him by his Father in heaven. Jesus tells them that they think evil of him and desire to kill him because they are under the influence and power of the “father of lies” who is opposed to the one true Father and Creator who made us in his image and likeness (Genesis 1:26-27). Jesus explains that he is speaking of two different senses of “fatherhood”. The first is a physical identity through natural fatherhood. And the second and more significant identity is a self-chosen one that is the result of being led and formed in a moral way of thinking and living one’s life that has been shaped through the example, words, and influence of someone we are consciously or unconsciously following and imitating. We do not grow or learn in a vacuum. We are shaped for better or for worse by those we choose to imitate and follow. Sin leads us away from God’s truth and the help he gives us to follow him. Slavery to sin is ultimately rooted in the father of lies (John 8:44), whom Scripture calls the devil (Luke 4:1) and Satan (Luke 10:18), the ruler of this present world who is opposed to God (John 12:31; 2 Corinthians 4:4). True freedom comes from God The freedom which Jesus offers his followers is freedom from the power of sin, Satan, and the worldly influence of those who oppose God and his ways. We are powerless to set ourselves free from bondage to Satan, sin, and death (Romans 3:23; 5:6). That is why the Lord Jesus took our sins upon himself and nailed them to the cross (1 Peter 2:24; Isaiah 53:5-6; Colossians 2:14). His death on the cross has won victory and pardon for us, and peace with God. Through Jesus’ sacrifice we are not only forgiven and reconciled with God – we become the adopted sons and daughters of God (Romans 8:14-16). We can call God our Father because the Lord Jesus has reconciled us and redeemed us from slavery to sin and Satan. A redeemed slave is not entirely free until all of his chains and weights have been broken and destroyed. The Lord Jesus alone has the power to release us from every chain and burden that would keep us in bondage to sinful habits and hurtful desires. Are there any chains – any sinful patterns, harmful attitudes, and addictive behavior – that you need to be released from? Allow the Lord Jesus to unbind you and bring you healing, pardon, and freedom to walk in his way of love and truth. The Lord Jesus sets us free from slavery to our own selfishness and sinful desires in order to set us free for a joy-filled life of love and service for his kingdom. Paul the Apostle reminds us that Christ has won freedom for each one of us – not to serve ourselves or do as we please – but rather to please the Lord and to serve our neighbors in love for their sake (Galatians 5:1,13). Do you accept and believe Christ’s word of truth, love, and freedom for your life?
“Lord Jesus, write your words of love and truth upon my heart and make me a diligent student and a worthy disciple of your word.” |
Suy niệm: Bạn có biết niềm vui, bình an và sự tự do mà Thiên Chúa ban cho những ai tin cậy nơi Người và vâng phục Lời Người không? Thiên Chúa đã sai Con của Người đến, Chúa Giêsu Kitô, để mang lại cho chúng ta vương quốc công chính, bình an, và niềm vui của Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần (Rm 14,17). Đức Giêsu đến để cứu chúng ta khỏi sự kiêu ngạo tội lỗi và sự nô lệ cho tội lỗi. Người đến để giải cứu chúng ta khỏi cạm bẫy của Satan và nanh vuốt của Hỏa ngục và giải thoát chúng ta khỏi sự cám dỗ của thế gian trước vinh quang trống rỗng và thèm khát dục vọng và quyền lực. Chỉ có Đức Giêsu mới có thể thật sự giải thoát chúng ta và giao hòa chúng ta với Thiên Chúa – mọi đường lối khác đều ngăn cản kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa và giải thoát chúng ta khỏi cái chết, sự hư hoại và tội lỗi. Tại sao các nhà cầm quyền tôn giáo chống lại sự ban tự do, ơn tha thứ, và đời sống mới trong vương quốc Thiên Chúa của Đức Giêsu? Mặc dù vô số các điềm thiêng dấu lạ của Đức Giêsu, các nhà cầm quyền Do Thái không thể chấp nhận lời tuyên bố của Người để nói và hành động nhân danh Cha trên trời. Họ bị mù quáng bởi các ý tưởng sai lạc về cách thức Đấng Messia sẽ phục hồi Israel và cai trị trái đất. Và Đức Giêsu đã mặc khải cho họ làm thế nào Satan đã đưa dắt họ vào sự cám dỗ – vừa chống đối Người là Đấng Messia vừa cản trở lời tuyên bố của Người bằng việc giết chết Người. Đức Giêsu đã đương đầu sự chống đối và thù ghét của họ bằng sự can đảm và quyết tâm thực thi ý Cha. Người sẵn sàng ôm lấy thập giá để hủy diệt công việc của Satan và giải cứu người Do Thái và dân ngoại ngang qua lễ đền tội của Người cho tội lỗi của thế gian. Đức Giêsu tỏ cho chúng ta con đường tới vương quốc của Thiên Chúa – ngang qua đức tin và sự vâng phục lời Chúa và ý Chúa dành cho cuộc đời chúng ta. Trở nên người môn đệ của Chúa Giêsu đòi hỏi đức tin và sự vâng phục – chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Hạn từ môn đệ theo nghĩa đen là người học hỏi Thầy mình và lắng nghe tiếng nói của thầy. Và hạn từ vâng phục theo nghĩa đen là lắng nghe và lệ thuộc vào người có thẩm quyền đúng đắn để giảng dạy và tuyên bố điều gì là ngay chính và chân thật.
Ơn đức tin nhưng không Làm thế nào chúng ta lớn lên trong đức tin và là người môn đệ – bằng việc trung thành đi theo Chúa và vâng phục lời Người. Đức tin là ơn siêu nhiên nhưng không của Thiên Chúa. Nó còn hơn cả một người tin vào các chân lý của Thiên Chúa. Nó là điều đầu tiên và trước hết của mối quan hệ cá vị tin cậy và vâng phục Chúa và lời Chúa. Chúa rất đáng cho sự tin tưởng hoàn toàn và sự dâng hiến trọn vẹn của chúng ta bởi vì Người hoàn toàn đáng tin cậy, công chính và chân thật, và Người luôn trung tín với lời của Người. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể dâng hiến cuộc đời mình cho Người và quy phục Người vô điều kiện. Thiên Chúa không để chúng ta trong bóng tối hay xa cách và im lặng. Người mặc khải chính mình cho tất cả những ai hăm hở tìm kiếm Người và đói khát chân lý của Người. Thực ra Thiên Chúa tìm kiếm chúng ta trước và lôi kéo chúng ta đến với Người. Chúng ta không thể tìm thấy Người nếu Người không tìm kiếm và mặc khải cho chúng ta trước. Ðó là lý do tại sao chúng ta cần đáp trả hồng ân mời gọi cao quý của Thiên Chúa với con tim mở rộng và tiếp nhận để lắng nghe, học hỏi, và đón nhận những gì Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta. Thánh Augustine thành Hippo (354-430 AD) nói “Tôi tin để hiểu, và tôi hiểu để tin hơn” (Bài giảng43,7.9). Thử thách đức tin Trong sách Ðanien của Cựu ước, chúng ta thấy một gương mẫu ấn tượng về đức tin đang ở trong sự thử thách giữa sự cố gắng và nghịch cảnh. Khi Shadrach, Meshach, và Abed’nego, ba người bạn trẻ của Ðanien, bị vua xứ Persia triệu đến để sấp mình và quy phục những thần tượng ngoại giáo của đất nước ông, họ quả quyết nói “Chúng tôi sẽ không phụng sự các thần của vua hay thờ lạy hình ảnh bằng vàng mà vua đã tạo nên” (Ðn 3,18). Họ biết mệnh lệnh của Thiên Chúa “Chớ thờ lạy các bụt thần” (Xh 20,3-6; Ðnl 12,29-31). Họ đã quyết định tốt hơn là vâng phục Thiên Chúa và phó thác mạng sống của mình cho Người hơn là suy phục trước những lời đe dọa của kẻ khác. Thiên Chúa đã ban cho họ lòng can đảm để đứng vững trong đức tin của mình. Họ sẵn sàng đón nhận hình phạt của vua khi họ bị trói và bị ném vào lò lửa đang bốc cháy.
Ðanien nói với chúng ta cách thức Thiên Chúa hiện diện thật sự trước ba thiếu niên này khi họ tuyên bố niềm tin của mình vào Người. Thiên Chúa bày tỏ sự hiện diện của Người cho ba thiếu niên và bước đi với họ trong lò lửa. Giống như dấu hiệu ấn tượng về quyền năng của Thiên Chúa đối với những nhà cầm quyền ngoại giáo xứ Persia, Thiên Chúa đã gìn giữ ba thiếu niên thoát khỏi sự tổn hại và cứu họ khỏi chết (Ðn 3,25.28). Bạn có tin cậy vào Thiên Chúa ban cho bạn sự trợ giúp và sức mạnh khi niềm tin của bạn bị thử thách không? Các nguồn căn tính thật và giả Các luật sĩ và những người Pharisêu, là những nhà cầm quyền tôn giáo của người Dothái, đã chất vấn về uy quyền của Ðức Giêsu để nói và hành động nhân danh Thiên Chúa. Họ chất vấn về lời tuyên bố của Ðức Giêsu để tha thứ tội lỗi và giải thoát con người khỏi cảnh nô lệ cho tội lỗi. Họ hiểu rằng chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội và giải thoát con người khỏi gánh nặng tội lỗi và nhục nhã. Họ khước từ đón nhận rằng uy quyền của Ðức Giêsu được Cha trên trời ban cho. Ðức Giêsu nói với họ rằng họ nghĩ xấu về Người và muốn giết Người bởi vì họ đi theo người cha, kẻ chống lại Cha trên trời đích thật, Ðấng đã tạo dựng nên người nam người nữ theo hình ảnh của Người (St 1,26-27).
Ðức Giêsu giải thích rằng có hai ý nghĩa khác nhau về người cha. Ý nghĩa thứ nhất là nhận dạng về thể lý ngang qua tình cha tự nhiên. Còn sự nhận dạng thứ hai và ý nghĩa hơn chính là người cha tự mình chọn lựa, người đó là hệ quả của sự hình thành cá vị trong cách thức luân lý về suy nghĩ và đời sống của người đó được thể hiện qua gương mẫu, lời nói, và ảnh hưởng của mẫu mực trong vai trò, người mà họ quyết định bước theo và bắt chước. Chúng ta không lớn lên hay học hỏi trong sự vô nghĩa. Chúng ta được uốn nặn nên tốt hơn hay xấu hơn bởi những người chúng ta chọn bước theo. Tội lỗi dẫn dắt chúng ta xa cách chân lý của Thiên Chúa và sự trợ giúp mà Người ban cho chúng ta để bước theo Người. Sự nô lệ cho tội lỗi rốt cuộc được bén rễ sâu trong người cha của những kẻ gian dối (Ga 8,44), kẻ mà Kinh thánh gọi là ma quỷ (Lc 4,1) và Satan (Lc 10,18), kẻ thống trị thế giới hiện tại, kẻ chống lại Thiên Chúa (Ga 12,31; 2Cor 4,4). Tự do đích thật đến từ Thiên Chúa Sự giải thoát mà Ðức Giêsu ban cho các môn đệ là sự giải thoát khỏi quyền lực tội lỗi, Satan, và ảnh hưởng thế tục của những kẻ chống đối Thiên Chúa và những đường lối của Người. Chúng ta bất lực để tự giải thoát mình khỏi sự ràng buộc của Satan, tội lỗi, và cái chết (Rm 3,23; 5,6). Ðó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã mang lấy những tội lỗi trên mình và đóng đinh chúng vào thập giá (1Pr 2,24; Is 53,5-6; Col 2,14). Cái chết của Người trên thập giá đã mang lại chiến thắng và sự tha thứ cho chúng ta, và sự bình an với Thiên Chúa. Ngang qua hy lễ của Ðức Giêsu, chúng ta không chỉ được tha thứ và hòa giải với Thiên Chúa – chúng ta còn trở nên con cái của Thiên Chúa nữa (Rm 8,14-16). Chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha bởi vì Chúa Giêsu đã hòa giải chúng ta và cứu chuộc chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và Satan.
Người nô lệ được cứu chuộc không hoàn toàn được tự do cho tới khi tất cả các xiềng xích và gánh nặng của họ được đập vỡ và tiêu diệt. Chỉ một mình Chúa Giêsu mới có quyền lực để giải thoát chúng ta khỏi mọi xiềng xích và gánh nặng đã giam giữ chúng ta trong sự trói buộc cho những thói quen tội lỗi và những ước muốn tai hại. Có bất cứ xiềng xích nào – bất cứ hình thức tội lỗi, những thái độ tai hại , và hành vi đam mê – mà bạn cần phải được giải thoát không? Hãy để cho Chúa Giêsu mở trói cho bạn và đưa bạn tới sự chữa lành, tha thứ, và tự do để bước đi trong đường lối yêu thương và chân lý của Người. Chúa Giêsu giải thoát chúng ta khỏi ách nô lệ cho tính ích kỷ và những ước muốn tội lỗi của chính chúng ta để đưa chúng ta tới sự tự do của một cuộc sống yêu thương tràn đầy niềm vui và sự phụng sự cho vương quốc của Người. Thánh Phaolô Tông đồ nhắc nhở chúng ta rằng Ðức Kitô đã đem lại sự giải thoát cho mỗi một người chúng ta – không để phục vụ cho chính mình hay làm theo ý chúng ta muốn – nhưng là để làm vui lòng Chúa và phục vụ tha nhân trong tình yêu thương vì lợi ích của họ (Gl 5,1.13). Bạn có đón nhận và tin tưởng lời của Ðức Kitô về sự thật, tình yêu, và sự giải thoát cho cuộc đời bạn không? Lạy Chúa Giêsu, xin viết lời yêu thương và sự thật của Chúa vào lòng con và biến con thành người môn đệ chăm chỉ và xứng đáng đối với lời Chúa. |
Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn