Giuseppe Carlo Cassaro
hướng dẫn thỰc hành
phụng vụ
(Thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ)
ANCORA
Quý bạn thân mến,
Những trang sách Hướng Dẫn Thức Hành Phụng Vụ trong tay quý bạn là của cha Giuseppe Carlo Cassano, ngài là giáo sư phụng vụ của Dòng Giovanni Bosco (Dòng Don Bosco) tại Rôma. Ngài có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo anh em sinh viên thần học chuẩn bị trở thành linh mục, ngài cũng đào tạo rất nhiều bạn trẽ và người trưởng thành để thi hành các tác vụ trong các công đoàn của Hội Thánh. Từ những sách phụng vụ của Giáo Hội, ngài dã bám sát các chỉ dẫn tổng quát để viết ra những lời hướng dẫn rất cặn kẽ trong quyển sách này. Hy vọng được sự hướng dẫn của ngài chúng ta cũng sẽ hiểu hơn và thực hành đúng những điều Hội Thánh mong muốn để phục vụ cộng đoàn dân Chúa.
Và trên hết chúng ta cũng cần phải luôn ghi nhớ những lời của Hội Thánh dạy qua Thánh Công Đồng Vaticanô II nói về sự hiện diện của Đức Kitô trong Phụng Vụ:
“Sự hiện diện của Ðức Kitô trong phụng vụ. Ðể chu toàn công việc lớn lao ấy, Chúa Kitô hằng hiện diện trong Hội Thánh, nhất là trong các hoạt động phụng vụ. Người hiện diện thực sự trong Hy Lễ, không những trong con người của thừa tác viên, vì “như xưa chính Người đã tự dâng mình trên thập giá thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục”, nhất là hiện diện thực sự dưới hai hình thái Thánh Thể. Người hiện diện thiết thực trong các Bí Tích nhờ quyền năng của Người; vì thế, ai rửa tội thì chính là Chúa Kitô rửa. Người hiện diện thiết thực trong lời của Người vì chính Người nói khi người ta đọc Thánh Kinh trong Giáo Hội. Sau hết Người hiện diện khi Giáo Hội khẩn cầu và hát Thánh Vịnh, như chính Người đã hứa: “Ðâu có hai, ba người nhân danh Thầy mà họp lại, Thầy sẽ ở giữa họ” (Mt 18,20). Thực vậy, trong công cuộc vĩ đại tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo và thánh hóa mọi người, Chúa Kitô hằng kết hiệp với Giáo Hội là Hiền thê rất quý yêu và Giáo Hội kêu cầu Người như Chúa mình và nhờ chính Người phụng thờ Chúa Cha Hằng Hữu. Vì thế, Phụng Vụ đáng được xem là việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu tượng nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu hiệu cách khác nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng vẹn toàn cũng được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là gồm cả Ðầu cùng các chi thể của Người. Do đó, vì là công việc của Chúa Kitô tư tế và Thân Thể của Người là Giáo Hội, nên mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành vi chí thánh, và không một hành vi nào khác của Giáo Hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp”. (Hiến Chế Phụng Vụ Thánh, số 7)
Những chữ viết tắt
AAS |
Acta Apostolicae Sedis, Roma-Cità del Vaticano 1909-. |
CD |
CONCILIO VATICANO II, Christus Dominus. Decreto sull’ufficio pastorale dei Vescovi, 28 ottobre 1965 |
CE |
Caeremoniale Episcoporum ex Decreto Sacrosancti Oecumenici Concilii Vaticani II instauratum auctoritate Ioannis Pauli PP. II promulgatum, Editio Typica – Reimpressio emendata, Libreria Editrice Vaticano, Cità del Vaticano 2008. |
CJC |
Codice di Diritto Canonico, 25 gennaio 1983. |
EV |
Enchiridion Vaticanum, Dehoniane, Bolgna 1976. |
LG |
CONCILIO VATICANO II, Lumen gentium. Costituzione Dogmatica sulla Chiesa, 16 novembre 1964. |
MR |
Messale Romano. |
OGMR3 |
Hướng dẫn Chung về Sách lễ Rôma, tái bản lần thứ 3, 2000.
(Ordinamento Generale de Messale Romano, 3 edizione, 2000.) |
PI |
SACRA CONGREGAZIONE PER IL CLERO, Per instructionem. Lettera circolare sulla riforma delle vesti corali, 30 ottobre 1970 |
PNLO |
Principi e Norme per la liturgia delle Ore. |
PR |
SACRA CONGREGAZIONE DEI RITI, Pontificales ritus. Istruzione sulla semplificazione dei riti e delle insegne ponfificali,21 giugno 1968 |
RS |
BỘ PHỤNG TỰ VÀ KỶ LUẬT BÍ TÍCH, Bí Tích Cứu Độ. Huấn thị về một số điều buộc phải tuân giữ và tránh đối với Thánh Thể, 25 thánh ba 2004
(CONGREGAZIONE PER IL CULTO DIVINO E LA DISCIPLINA DEL SACRAMENTI, Redemptionis sacramentum. Istruzione su alcune cose che si devono osservare ed evitare circa la Santissima Eucaristia, 25 marzo 2004) |
SC |
CONCILIO VATICANO II, Sacrosanctum Concilium. Costituzione Conciliare sulla sacra liturgia, 4 dicembre 1963. |
TRIMELONI |
L. Trimeloni, Cẩm nang thực hành phụng vụ, Nhà xuất bản Marietti, Torino 1963
(L. Trimeloni, Compendio di liturgia pratica, Marietti, Torino 1963) |
USS |
SEGRETERIA DI STATO, Ut sive sollicite. Istruzione circa le vesti, i titoli e le insegne dei cardinali, dei vescovi e dei prelati minori, 31 marzo 1969. |
|
|
Các thừa tác vụ trong Hội Thánh
1. Mỗi Kitô hữu thi hành sứ vụ của mình trong Hội Thánh bằng cách thực hành ơn gọi riêng của mình để đóng góp xây dựng Thân Thể Chúa Kitô. Điều này xảy đến bằng sự nỗ lực của đời sống sống thánh thiện cá nhân, nhưng cũng được thực hiện một cách hiển nhiên trong sự phục vụ công việc thiết thực mưu cầu lợi ích cho anh chị em mình.
2. Khi chúng ta nói về những thừa vụ trong Hội Thánh ngay tức khắc chúng ta nghĩ tới các Thầy Phó Tế, Linh Mục và các vị Giám Mục: Những vị này được định rõ là những thừa tác viên chức thánh (ministeri ordinati), và được thiết lập trên bí tích truyền chức thánh. Nhưng có nhiều sứ vụ khác, những sứ vụ này là sự phát triển tự nhiên của các bí tích khai tâm Kitô giáo (Bí Tích Rữa Tội, Bí Tích Thêm Sức và Bí Tích Thánh Thể).
3. Trong nhiều sứ vụ không phải chức thánh mà các tín hữu thi hành vì lợi ích cho cộng đoàn, một vài thừa tác vụ đã được Hội Thánh thiết lập cách đặc biệt: được nói ở đây là các thừa tác vụ đọc sách (lettorato) và thừa tác vụ giúp lễ (accolitato) của sứ vụ thiết lập (ministeri istituiti), mà một số tín hữu nhận được sự ủy nhiệm chính thức từ Hội Thánh, nhờ đó họ trở thành sự biểu hiện rõ ràng và ổn định cho sứ mệnh của Giáo hội.
4. Thật tốt khi thấy trong các cộng đoàn Hội Thánh có sự phát triển lớn mạnh nhận thức về sứ vụ và có sự gia tăng của các thừa tác viên thiết lập, cùng với các thừa tác viên ngoài lệ giúp trao Mình Thánh Chúa rất được khen ngợi. Tuy nhiên, cần phải công nhận rằng phần lớn công việc mục vụ vẫn được thực hiện bởi những người sẵn sàng dấn thân cho những công việc này mà không có cam kết lâu dài như của thừa tác vụ thiết lập. Những tín hữu dấn thân này thực hiện các chức vụ mà không có vị trí chính thức của Giáo hội, họ hy sinh như một công việc cá nhân, một biểu hiện của thiện chí: vì lý do này, Giáo hội không đòi hỏi họ phải có những đặc điểm và năng khiếu cần thiết để đảm nhận một chức vụ đã được thiết lập và một sự chuẩn bị riêng biệt. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các mục tử không nên cung cấp cho họ những không gian và phương tiện thích hợp để họ có thể thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất, và chính họ không phải bị bó buộc vào sự nỗ lực chuẩn bị cá nhân này.
5. Do đó, những gì được nói một cách đặc biệt thích hợp trong các trang sau đây về các thừa tác vụ thiết lập là thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ, cũng hướng tới tất cả các tín hữu trong các cử hành phụng vụ, những người thực hiện việc phục vụ Lời Chúa và Bàn Tiệc Thánh Thể.
Thừa tác vụ đọc Sách Thánh
Những bổn phận của người đọc sách
6. Trong việc cử hành phụng vụ, trước hết là trong cử hành Thánh Thể, thừa tác viện đọc sách đọc lời Chúa (nghĩa là bài đọc thứ nhất và thứ hai) ngoại trừ đọc Tin Mừng; có thể đọc các lời cầu nguyện chung, và thánh vịnh. khi vắng thầy phó tế thừa tác viên đọc sách có thể kiệu sách Tin Mừng trong đoàn rước khởi đầu vào Thánh Lễ: ở trường hợp này trong đoàn rước, thầy đứng ở vị trí cuối sau tất cả các thừa tác viên giúp lễ và tất cả các thừa tác viên thiết lập, và đứng trước các linh mục đồng tế và vị chủ tế. Trong cuộc rước không bao giờ được kiệu sách bài đọc sách thánh.
7. Thừa tác viên đọc sách thiết lập có quyền và bổn phận đọc những bài đọc trong cử hành phụng vụ, Tuy nhiên ưu tiên cho những người không có chức vụ này. Điều tốt hơn là thừa tác viên đọc sách có thể dung hòa các yêu cầu của việc thi hành chức vụ của mình với việc phục vụ cộng đoàn thông qua việc chuẩn bị cho những người đọc sách khác không phải là thừa tác viên thiết lập, những người mà sau đó thừa tác viên phải cung cấp không gian thích hợp, mà không làm mất đi chức vụ của chính mình.[6]
Thừa tác viên đọc sách thi hành sứ vụ như thế nào
8. Lễ phục phụng vụ của thừa tác viên đọc sách thiết lập là áo alba. Khi trang phục chỉnh tề thầy đứng vào vị trí đoàn rước và tìm vị trí trong cung thánh cùng với các thừa tác viên khác; nếu như có những cân nhắc khác cho thấy có khả năng được khuyên là không mặc áo alba (ví dụ như trong thánh lễ ngày thường ít người tham dự), vị trí của thừa tác viên đọc sách lúc này sẽ trong cộng đoàn và chỉ vào cung thánh khi thi hành sứ vụ của mình.
9. Vị trí của thừa tác viên đọc sách khi bắt đầu đoàn rước xem số 135 chương 8.
10. Thừa tác viên đọc sách hoàn thành nhiệm vụ khi biết tự chuẩn bị một cách tương xứng, trước tiên bằng một sự chuẩn bị xa, nhằm mục đích làm cho thừa tác viên có những thái độ và kỹ năng cần thiết cho sứ vụ của mình: một phong thái trang nghiêm, nhưng không cao siêu và tách biệt, đồng thời thể hiện sự nghiêm túc và vẻ đẹp của sự phục vụ được thực hiện; một bài đọc tốt, trôi chảy, có thể được lắng nghe một cách thích thú, và làm cho các từ và khái niệm trở nên dễ hiểu; giọng chính xác và cung điệu rõ ràng, không quá cao cũng không quá trầm, có khả năng điều chỉnh phù hợp với giọng nam cao và thể loại văn học của tác phẩm được đọc; nhịp điệu đọc nhẹ nhàng nhưng không quá mức, tôn trọng dấu câu của văn bản. […]
11. Để chuẩn bị gần thừa tác viên đọc Sách Thánh đừng bao giờ quên đọc trước và quan tâm cẩn thận bải đọc. Sự chú ý này giúp để có thời gian kiểm tra cách phát âm và trọng âm của các từ và những danh từ khó, tập thử ngắt giọng, điều chỉnh giọng điệu cho phù hợp với thể loại văn học của bài đọc. Bởi đó điều này cũng hữu ích hơn cho thẩm định phụng vụ Lời Chúa mà thừa tác viên sẽ đọc trong cử hành Thánh Lễ, tránh những sai lầm đáng tiếc. Trong trường hợp phải chọn giữa nhiều bài đọc, và khi Sách Thánh đề cử hai bài đọc của cùng chính bản văn, một bài đọc dài và một bài ngắn, thừa tác viên đọc sách không có quyền tự động chọn mà phải đệ trình sự chọn lựa cho vị chủ tế, và điều này được làm trong thời gian chuẩn bị gần, và chắt chắn không phải là những giây phút sau cùng. Cuối cùng nên nhớ rằng sự cần thiết để chuẩn bị bài đọc là cần có thời gian nhưng điều này không miễn trừ cho thừa tác viện bổn phận trao dâng sự phục vụ ngay khi có thể thừa tác viên chưa được chuẩn bị, nếu chẳng hạn vì một vấn đề đột nhiên được mời đọc ở giây phút cuối cùng: giá trị để bào chữa là điều phục vụ cộng đoàn, không phải là hình ảnh đẹp mà thừa tác viên làm ở tòa giảng.
12. Trong việc chuẩn bị ngay thừa tác viên đọc sách kiểm tra đúng sách bài đọc, được đặt trên tòa giảng, được mở đúng trang, và không có vấn đề gì về hệ thống khuếch đại âm thanh.
13. Khi trong thời gian cử hành, thừa tác viên đọc sách cần tìm một vị trí trong cung thánh để thực hiện chức vụ của mình, thừa tác viên sẽ đến tòa giảng bằng con đường ngắn nhất; nếu đã ngồi trong công đoàn, sau cúi đầu chào trước cung thánh nên tiến vào trung tâm cung thánh rồi đi về phía tòa giảng. […]
14. Nếu thừa tác viên đọc Sách Thánh ở trong một môi trường mới, thưa tác viên phải luôn có tầm nhìn xa để xác minh rằng các chuyển động đi lên và đi xuống từ tòa giảng không bị cản trở bởi các vật thể khác nhau, micrô hoạt động và không có gì ngăn cản việc thực hiện đúng tác vụ của mình.
15. Nếu có nhiều thừa tác viên cùng tham dự thì các thầy tự phân chia các bài đọc của Thánh Lễ. Nhưng không được chia nhiều thừa tác viên đọc cùng chính một bài đọc, ngoại trừ được thấy ở bài đọc Sự Thương Khó.
16. Thừa tác viên đọc Sách Thánh có trách nhiệm với Sách Lời Chúa, đảm bảo rằng các sách được trang nghiêm và sạch sẽ, sách được sửa chữa khi cần thiết và sách được cất giữ ở nơi trang trọng.
Vị trí công bố Lời Chúa
17. “Tầm quan trọng của Lời Chúa đòi hỏi trong nhà thờ phải có một nơi thích hợp để Lời Chúa được công bố, và nơi đó, trong khi Phụng vụ Lời Chúa, sự chú ý của các tín hữu được hướng về một cách tự nhiên. Thật thích hợp nơi này nói chung là một tòa giảng cố định chứ không phải một bục giảng di động đơn giản. Các tòa giảng, theo cấu trúc của mỗi nhà thờ, phải được bố trí sao cho các tín hữu có thể thấy và nghe một cách thoải mái. Từ tòa giảng chỉ có các bài đọc, thánh vịnh đáp ca và bài công bố Tin Mừng phục sinh (Exsultet), được công bố; Ngoài ra, bài giảng và lời cầu nguyện chung (lời cầu nguyện của các tín hữu) có thể được nghe ở đó. Phẩm giá của tòa giảng đòi hỏi chỉ có thừa tác viên của Lời Chúa mới được lên đó.
Thừa Tác Vụ Giúp Lễ
Bổn phận của Thừa Tác Viên Giúp Lễ
18. Thừa Tác Viên Giúp Lễ là sứ vụ phục vụ bàn thờ, giúp vị Tư Tế và Thầy Phó Tế trong suốt việc cử hành Thánh Thể. Thầy có thể dương cao Thánh Giá trong đoàn rước khởi đầu Thánh Lễ. Bổn phận của thầy là đem sách cho vị chủ tế và cho thầy phó tế. Thầy quan tâm bàn tiệc thánh, bình rượu, bình nước, các khăn thánh, và cũng như sứ vụ trao Mình Thánh Chúa ngoại thường thầy trao Mình Thánh Chúa cho các tín hữu. Khi Đức Giám Mục chủ sự các việc cử hành, hai thầy thừa tác viên giúp lễ cầm mũ (mitra) và gậy giúp Giám Mục.
19. Thừa tác viên giúp lễ vẫn còn một bổn phận nữa là đãm trách để ý giúp các tín hữu khác chuẩn bị phục vụ bàn thờ.
Thừa tác viên giúp lễ thi hành sự vụ như thế nào
20. Lễ phục phụng vụ của thừa tác viên giúp lễ là áo alba,[17] và thầy luôn luôn ngồi ở chổ trong gian cung thánh cùng với những thầy sứ vụ khác, trong “một chổ mà ở đó thầy có thể thi hành bổn phận cách thuận lợi, vừa vị trí và vừa để giúp bàn thờ”. [18] Các thầy thừa tác viên giúp lễ khi giúp cầm mũ và gậy thì cần mang thêm tấm khăn quàng phủ ngang trên vai xuống hai tay (vimpia), và thầy cũng tỏ sự khôn ngoan khi chạm mũ và gậy bằng hai tay đã được tấm khăn che phủ.
21. Vị trí các thừa tác viên giúp lễ trong đoàn rước khởi đầu Thánh Lễ xem ớ số 135 chương 8.
22. “Trong đoàn rước tiến đến bàn thờ, thầy thừa tác viên giúp lễ có thể dương cao Thánh Giá được đi cùng với hai thầy thừa tác cầm đèn cháy sáng. Khi tiến đến bàn thờ, thầy đặt Thánh Giá bên cạnh bàn thờ để trở thành Thánh Giá bàn thờ, nếu không thầy đặt Thánh Giá vào một nơi xứng hợp. Sau đó thầy đến chổ ngồi của thầy trong cung thánh”. Thánh Giá phải được nâng cao trong đoàn rước “với hình Chúa chuôc tội hướng về phía trước”. Hai thừa tác viên giúp lễ khác cùng chung bổn phận đỡ đèn hầu bên cạnh Thánh Giá, và có một lưu ý từ sách Lễ Nghi Giám Mục (Caeremoniale Episcoporum), theo truyền thống xưa, nhắc nhở chúng ta hình thức: […] theo tập quán rôma những thừa tác viên giúp lễ “thầy ở phía bên phải, cầm giữ ngọn nến ở nút thắt nến bằng bàn tay phải, bàn tay trái đặt ở chân nến, và ngược lại thầy bước đi phía bên trái đặt tay phải ở chân đèn và bàn tay trái đặt ở nút thắt đèn” (Caeremoniale Episcoporum, xb. 1886, 1, XI,8)”.
23. “Trong trường hợp không có thầy phó tế, khi lời nguyện chung chậm dứt, trong khi vi tư tế vẫn còn ngồi tại ghế chủ tọa, thầy thừa tác vụ giúp lễ chuẩn bị trên bàn thờ, khăn đặt trên bàn thờ để đặt chén thánh (corporale), khăn chén thánh (purificatoio), chén lễ (calice), tấm che đặt trên chén lễ và sách lễ. Sau đó, nếu cần thiết, thầy giúp vị chủ tế trong việc đón nhận những của lễ tiến dâng, tiếp theo thầy mang bánh và rượu đến bàn thờ dâng cho vị chủ tế, và giúp ngài trong việc sông hương các lễ vật, Thánh Giá và Bàn Thờ. Rồi thầy xông hương linh mục và toàn dân”. Sự chuẩn bị bàn thờ cũng có thể được thực hiện bởi “một sứ vụ giáo dân khác”.
24. Lúc đọc Chiên Thiên Chúa, khi cần thiết, thầy thừa tác viên giúp lễ đem những bình thánh tới bàn thờ để phân chia Mình Thánh Chúa, và trong trường hợp không có các thừa tác viên khác thầy tác vụ giúp lễ có thể kiệu Mình Thánh Chúa từ nhà tạm tới bàn thờ để phân chia, và thầy có thể kiệu Mình Thánh Chúa lại nhà tạm sau việc rước lễ.
25. “Nếu hiệp lễ dưới hai hình, trong trường hợp vắng thầy phó tế, thầy tác vụ giúp lễ cầm đưa chén lễ cho những người chịu lễ, hay chính thầy cầm giữ lấy chén nếu sự chịu lễ bằng cách chấm Máu Thánh Chúa”.
26. “Nếu không có (những linh mục khác) để phục vụ và vì số lượng người chịu lễ lại quá nhiều, vị chủ tế có thể gọi các thừa tác viên ngoại thường giúp đỡ, nghĩa là thừa tác viên giúp lễ được thiết lập, hay những tín hữu khác được bổ nhiệm theo quyền hạn. […] những thừa tác viên này không bước tới bàn thờ trước khi vị linh mục hiệp lễ và những thừa tác viên này luôn luôn nhận từ bàn tay của vị tư tế bình trong đó chứa đựng Mình Thánh Chúa, họ phải gìn giữ để phân phát cho các tín hữu”. Nếu sự hiệp lễ được trao ban dưới hai hình và không hiên diện một thầy phó tế hay một linh mục nào khác, thầy tác vụ giúp lễ cầm giữ lấy chén lễ bên cạnh vị tư tế: trong trường hợp này rõ ràng hữu ích thầy đem theo một khăn chén thánh.
27. Sau khi trao Mình Thánh Chúa, những Bình Thánh không được để lại trên bàn thờ mà được đặc vào nhà tạm, hoặc sau đó các mẫu Minh và Máu Thánh Chúa được dùng hết: Máu và Mình được dùng hết tại bàn thờ mà không phải ở bàn nhỏ trong cung thánh. Thầy tác vụ giúp lễ cũng có thể giúp linh mục và thấy phó tế để dùng hết máu thánh.
28. Khi trao Mình Thánh Chúa xong, thầy tác vụ giúp lễ giúp vị chủ tế hay thầy phó tế lau sạch hay sắp đặt lại những bình thánh. Trong trường hợp vắng thầy phó tế, thầy tác vụ giúp lễ đem những bình thánh tới bàn phụ và ở đó như thói quen được sử dụng, lau các chén và sắp xếp”. […]. Đĩa thánh và bình đựng Mình Thánh được lau khô sạch trước tiên, thu nhặt tất cả những mẫu bánh vụn từ đĩa vào trong chén bằng khăn lau chén; sau đó đổ nước hay nước với rượu vào chén lễ, rồi được uống ngay, sau đó chén được lau khô bằng chính khăn lau chén được mở ra. “Những bình thánh để lau sạch, trước tiên nếu có thể nhiều, cũng có thể được để lại, được phủ kín lại đặt trên bàn thờ hay nơi bàn phụ, trên một khăn corporale (là khăn đặt trên bàn thờ để đặt chen thánh); sự lau sạch được thực hiện ngay sau Thánh Lễ, một khi mọi người được giải tán”. Trong việc hoàn thành lau sạch các bình thánh cũng như trong việc thu nhặt những mẫu Bánh Thánh vụn đã phải rơi ra bên trong và ngoài khăn đá (corporale) trong suốt việc cử hành, cần thiết phải có sự chú ý cẩn thận đó là sự tôn trọng và tình yêu xứng đáng đối với mầu nhiêm Thánh Thể, và tránh sự nông cạn và hời hợt bề ngoài. Tuy nhiên không được rơi vào trình trạng cẩn thận quá đáng.[…]
29. Khăn (corporale) giúp thu nhặt những mẫu vụn Mình Thánh Chúa mà có thể rớt xuống trên bàn thờ. Vì sự sử dụng của khăn đã được tính cho mục đích chính này, bởi đó: khăn được mở với sự cẩn thận và không lật ngược, không đập giũ khăn như là một tấm “thảm nhỏ” và không quay khăn như một “con quay”; khăn được đặt cách chỉnh tề với mép trong cách viền bàn thờ khoảng một đốt ngón tay, để tránh tạo một không gian trống nơi có thể nhửng mẫu vụn Mình Thánh Chúa có thể rơi xuống; kết thúc khăn được gấp lại cẩn thận theo đường các nếp gấp.
30. Để giúp cho linh mục cầm dễ dàng, thầy giúp lễ trao chen lễ bằng cách tay phải thầy cầm lấy ngay dưới chén lễ và tay trái dưới chân chén: với hình thức này vị linh mục có thể thuận lợi giữ lấy chén lễ ở nút trung tâm, tránh nguy hiểm vô ích.
31. Nếu thầy phải lấy Mình Thánh Chúa ở nhà tạm, thầy tác vụ giúp lễ sau khi mở cửa nhà tạm, thầy bái quỳ (hay bái sâu). Kết thúc, sau khi đã đặt lại vị trí các bình thánh, thầy bái quỳ (hay bái sâu) và sau đó đóng cửa nhà tạm. sự thẩm định rất đơn giản, và tương ứng với những cử chỉ tự nhiên mà mọi người phải nên làm để chào một người bạn ở cửa nhà người bạn.
32. Những khăn vải thánh nên được giũ trong nước bình thường trước khi được giặt, và nước này phải nên được đổ trong chậu rửa của phòng thánh, hoặc trong các bình hoa trong trường hợp không có chậu rửa này, không bao giờ được đổ trong cống rãng.
33. Thừa tác viên giúp lễ cũng có trách nhiệm về Bàn Thánh, thầy quan tâm lau chùi và sắp đặt thứ tự. Cả khi có một người phụ trách chuẩn bị những thứ cần thiết cho việc cử hành Thánh Thể, thầy tác vụ giúp lễ phải luôn luôn quan tâm kiểm tra tất cả để tránh những điều làm ngạc nhiên bất ngờ. Trong suốt việc cử hành thánh lễ có sự khôn ngoan là đừng đặt trên Bàn Tiệc Thánh Thể những đồ vật làm không nhìn thấy việc cử hành.
34. Và cuối cùng chúng ta nhớ một nguyện tắc được cho là người được giáo dục tốt nhưng thường bị quên: là cần thiết luôn luôn rửa tay trước khi phục vụ bàn thờ! […]
Phan Thiết, 15 tháng 8 năm 2021
Lm. Tôma Phan Quốc Tuấn
(Chuyển ngữ)
“I laici di sesso maschile che abbiano l’età e le doti determinate con decreto dalla Conferenza Episcopale, possono essere assunti stabilmente, mediante il rito liturgico stabilito, ai ministeri di lettore e di accolito” (CJC, can. 230, ⸹1). “A norma del can. 230 s 1 del Codice di Diritto Canonico, possono essere assunti stabilmente ai ministeri di lettore e di accolito laici che abbiano, di regola, l’età minima di anni venticinque. Le doti fondamentali richieste nei candidati, che l’Ordinario riconoscerà su attestazione del parroco, sono: maturità umana, buona fama nella comunità cristiana, pietà, adeguata preparazione teologico-liturgica, collaudata attitudine all’impegno pastorale, disponibilità per il servizio nella diocesi” (CONFERENZA EPISCOPALE ITALIANA, Delibera n. 21: Età e doti dei laici candidati ai ministeri stabili di lttore e di accolito, Roma 18 aprile 1985, in Notiziario della Conferenza Episcopale Italiana 11 [1985] 44).
"Giáo dân nam ở độ tuổi và kỹ năng được xác định theo sắc lệnh của Hội Đồng Giám Mục, có thể được làm việc vĩnh viễn, thông qua nghi thức phụng vụ đã được thiết lập, trong các sứ vụ của chức đọc sách và chức giúp lễ" (CJC, can. 230, ss1). “Theo định mức của can. 230 s 1 của Bộ Giáo luật, có thể được thừa nhận một cách lâu dài đối với các sứ vụ đọc sách và giúp lễ, theo quy luật, ít nhất là hai mươi lăm tuổi. Các kỹ năng cơ bản cần có ở các ứng cử viên, mà Đấng Bản Quyền sẽ công nhận khi có chứng nhận từ cha xứ, là: sự trưởng thành của con người, danh tiếng tốt trong cộng đoàn Kitô hữu, lòng đạo đức, sự chuẩn bị đầy đủ về thần học-phụng vụ, khuynh hướng đã được chứng minh về sự dấn thân mục vụ, sẵn sàng phục vụ trong giáo phận ”(HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC Ý, Nghị quyết số 21: Tuổi và kỹ năng của các ứng viên giáo dân cho các mục vụ thường trực của lector và acolyte, Rome ngày 18 tháng 4 năm 1985, trong Tin tức của Hội đồng Giám mục Ý 11 [1985] 44).
Capita di vedere alcuni ministri che girano e rigirano il corporale, cercando di posizionare in modo simmetrico le croci di cui è guarnito: il verso non è indicato dalle croci, che d’altronde sono ricamate in molti modi differenti. In realtà il corporale non ha un verso, proprio per essere usato comodamente in qualsiasi osizione venga operto.
Cfr. Teimeloni, 359,9.12.