Cuộc Sống Hôn Nhân

Thứ hai - 17/06/2019 05:32

Cuộc Sống Hôn Nhân

Nghiên cứu gần đây đã cho thấy tỷ lệ ly dị cao như nhau cho những người Ki-Tô hữu hay người không phải là Ki-Tô hữu. Dường như ngay cả người Ki-Tô hữu cũng có khó khăn trong việc duy trì mối dây liên hệ cho mặt thắm trong đó hai người phối ngẫu cảm thấy thoả mãn đầy đủ. Tại sao chúng ta lại có vấn đề như vậy?

Vấn đề, theo như nhà chuyên gia về hôn nhân Gary Chapman, là hạnh phúc lứa đôi không phải là tự nhiên mà có. Tạo dựng lên một cuộc hôn nhân tốt đẹp đòi hỏi nhiều việc làm. Trong cuốn sách của ông, “ Bác Sĩ Gary Chapman về việc Hôn Nhân Ai Cũng Mong Muốn”, Chapman bàn luận những vấn đề hàng ngày mà những cặp vợ chồng phải đương đầu. Xuất bản đầu tiên năm 1979 dưới tựa đề “Đi Tới một Hôn Nhân Ngày Một Triển Nở”, Chapman đã thêm tài liệu mới rút ra từ 35 năm hôn nhân của ông. Trong kỳ xuất bản này, ông cho những lời khuyên thực tế để giúp cặp vợ chồng vun xới cuộc hôn nhân mà họ luôn ước mong muốn được.

Bí quyết để có một hôn nhân tốt đẹp, Chapman nói, là cố gắng làm để giữ cho tình yêu luôn sống. “ Nếu chúng ta không giữ cho tình yêu luôn sống trong sự liên hệ, thì những sự xung đột sẽ thế nào cũng lấn áp chúng ta”.

“Chúng ta rơi vào một đầu óc tiêu cực và người mà chúng ta yêu năm xưa, và ý nghĩ chúng ta cho họ là người kỳ diệu nhất thế giới, từ từ phai nhạt. Giờ đây chúng ta lại nghĩ, “Tại sao tôi đã lấy người đó? Mình không thể ở chung được. Mình chắc không hợp.””

Một Hôn Nhân theo Tinh Thần Ki-Tô Giáo nghĩa là gì?

Để tránh vấn đề này (hay để sửa sang lại nếu vấn đề này đang xảy ra trong hôn nhân của anh/chị), chúng ta cần đi trở lại những căn bản mà Thiên Chúa có ý định cho một cuộc hôn nhân. Chapman giải thích rằng sự “làm một” và thống nhất mà Phúc Âm nói đến khi đề cập đến hôn nhân là một sự thống nhất có hợp tố. Đây có nghĩa là cũng như Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần là một, nhưng các Đấng thì khác biệt với những vai trò khác nhau. Trong một hôn nhân thì thật cũng như vậy.

“Có sự một hợp nhất, nhưng cũng có tình trạng khác loại,” ông nói. “Một cuộc hôn nhân theo tính cách phúc âm là trong đó chúng ta kết hứa với nhau trong mọi lãnh vực của cuộc sống làm việc chung như một đồng đội.” Nếu cá tính hay ham vọng của một người bị dẹp đi trong khi người kia luôn luôn theo ý của mình, thì cặp vợ chồng đã không làm việc chung như một đồng đội.

Chapman cho biết lý do sự hiệp nhất này khó đạt được bởi vì lẽ tự nhiên tất cả mọi người chúng ta ai cũng có tính tự tôn. Tuy nhiên, là người Ki-Tô hữu, chúng ta có Thiên Chúa giúp đỡ chúng ta thương yêu nhiều hơn. “Vấn đề”, Chapman nói, “là nhiều người Ki-Tô hữu đang không hiệp thông với Thiên Chúa và không tìm kiếm sự giúp đỡ của Thiên Chúa để thay đổi tấm lòng họ đối với người phối ngẫu. Họ xử sự như những người khác mà thôi. “Nếu anh (em) đối sử tốt với em (anh), thì em (anh) sẽ đối sử tốt lại với anh (em).”

Muốn có một hôn nhân tốt đẹp cả hai người phải phục tòng nhau như là Phúc Âm đã dạy trong Ê-Phê-Sô 5:22-33. Chapman tin rằng có những cặp vợ chồng Ki-Tô hữu đã bỏ đi những nguyên tắc này, đặc biệt với nhiều phụ nữ không thích đoạn câu “người vợ phục tòng người chồng”.

“Vấn đề là chúng ta đã đi ra khỏi Phúc Âm và đã dùng những mẫu hình ngoài phúc âm làm mẫu cho chủ gia đình,” Chapman nói thêm, “Thí dụ, chúng ta dùng mẫu hình quân sự. Người chồng là đại tướng. Hay chúng ta dùng mẫu hình dịch vụ. Chúng ta nói người chồng phải là Giám Đốc, CEO. Nhưng mẫu hình theo Phúc Âm là Chúa Giê-Su mà thôi.”

Hình ảnh phục tòng mà Thánh Phao-Lô mô tả trong Ê-Phê-Sô là hình ảnh Chúa Giê-Su hiến dâng mạng sống mình cho Giáo Hội. Và sự phục tòng này không chỉ cho người vợ mà thôi, Chapman nói tiếp.

“Tôi muốn nói đây sự phục tòng không phải là cho nữ mà thôi. Chúng ta đã nghĩ như vậy bởi vì đoạn câu đó, nhưng sự thật là trong nguyên văn, phục tòng là cho tất cả,” ông nói tiếp. “Không thể có hòa thuận trong một giáo hội nếu không có người phục tòng lẫn nhau, và không có hòa thuận trong một hôn nhân nếu không có sự phục tòng lẫn nhau.”

Một khi cặp vợ chồng chấp nhận những thái độ này với nhau, Chapman nói, những hành động của họ sẽ theo sau và họ sẽ bắt đầu có hôn nhân theo kiểu Thiên Chúa đã có ý định.

Sự Truyền Thông là Cốt Yếu

Những cặp lấy nhau biết rằng ngay cả những hôn nhân thật tốt đẹp cũng sẽ có vài sự xích mích. Cái quan trọng là, Chapman nói, cách thức những cặp vợ chồng đối đầu với những sự xung đột khi nó xảy ra.

“Nếu chúng ta không học cách để thương nghị những sự khác biệt của chúng ta và biến những khác biệt này thành của giá trị,” ông nói, “nó trở thành cái nợ cho hôn nhân của mình.”

Một trong những cách quan trọng nhất cặp vợ chồng có thể chỉnh đốn những xung đột và đôi khi tránh được nó đó là cải tiến kiểu truyền thông giữa họ. Việc đầu tiên là, Chapman nói, họ cần nhận thức được sự quan trọng của tạo dựng lên một cảnh trạng an toàn để truyền thông với người phối ngẫu.

“Nếu tôi cảm thấy không ổn nói chuyện với vợ tôi” như trong trường hợp tôi chia sẻ một cảm nghĩ và bị coi là khùng điên khi có những cảm nghĩ như vậy “thì tôi sẽ không chia sẻ nữa,” Chapman nói. “Rất nhiều cặp vợ chồng bây giờ như vậy. Truyền thông không còn bởi vì họ không làm cho an toàn để nói chuyện với nhau.”

Để tránh điều này, ông nói, cặp vợ chồng cần phải chú trọng tới việc lắng nghe và cảm thông những cảm nghĩ của người phối ngẫu hơn là cố bảo vệ mình trong một cuộc tranh luận. Họ cũng nên tránh xét đoán cảm nghĩ của người kia thế nào hay đáp trả với những lời phê bình làm đau đớn.

Một cách thứ hai để cải tiến truyền thông, Chapman nói, là vợ chồng để ra mỗi ngày thời giờ để nói chuyện với nhau. Nếu ngay cả họ bắt đầu chỉ 10 phút mỗi ngày mà thôi, ông tin rằng việc làm mỗi ngày này sẽ giữ những cặp vợ chồng không từ từ xa rời nhau.

“Nếu chúng tôi xa nhau cả 10 giờ một ngày, làm sao chúng tôi có thể có một liên hệ mật thiết nếu tôi không chia sẻ với vợ tôi những điều xảy ra trong đời tôi ngày hôm nay và vợ tôi cũng không chia sẻ với tôi những điều xảy ra trong đời của chị ấy? Khi chúng tôi làm điều này, chúng tôi có thể tiếp tục liền gắn với nhau,” Chapman nói tiếp.

Việc Quyết Định cho Gia Đình

Truyền thông thật là quan trọng một cách đặc biệt khi phải quyết định về một vấn đề gì trong một hôn nhân. Nhiều lần người làm chủ trong sự liên hệ trở thành người quyết định chính yếu. Chapman nghĩ rằng một hôn nhân sẽ mạnh hơn nếu cặp vợ chồng dựa theo ý tưởng trong Phúc Âm là hai vẫn tốt hơn là một. Nếu cả hai nguời đều góp ý, ông nói, họ sẽ thường thường làm được quyết định khôn ngoan hơn.

Lần nữa ông ta chỉ đến Ba Ngôi Một Thể làm mẫu hình. “Không thể tưởng tượng được nếu Chúa Cha làm mọi quyết định không cần Chúa Con, và rồi Ngài mới báo cho Chúa Con và Chúa Thánh Thần,” Chapman nói. “ Không thể tưởng tượng được bởi vì các Ngài cũng chỉ là một.”

Ông cũng chỉ đến sách Sáng Thế lúc Chúa nói, “Chúng ta hãy tạo con người theo hình ảnh của chúng ta.” “Dường như là có một cuộc hàn thuyên trò truyện đang diễn ra,” Chapman nói. “Vậy tôi nghĩ đó cũng là mẫu hình cho cuộc hôn nhân theo tinh thần Ki-Tô. Chúng ta sẽ nói chuyện với nhau để quyết định bởi vì chúng ta là chung một đội. Chúng ta là một, và chúng ta cần ý kiến của cả hai.”

Một cái quan trọng nữa là cần suy ngẫm cầu nguyện cho những việc quyết định. Như vậy nghĩa là không có quyết định ngay lập tức. Chapman nói, thường thường cặp vợ chồng cảm thấy cần phải làm quyết định liền, nhưng thực ra phần đông những quyết định có thể hoãn lại cho đến khi cả hai cảm thấy đồng ý hay đã tìm được một hòa giải thích hợp.

“Tôi thiết nghĩ cái chính là quyết định coi là đúng là vì đúng cho cả hai người và vì chúng ta là cùng một đồng đội,” ông nói.

“Tiền Bạc Cho Anh(Em)”

Những cặp vợ chồng cũng cần phải nhớ làm việc chung với nhau khi phải đối đầu với chuyện tài chánh. Tiền bạc là một trong những nguồn gây sự xung đột thông thường nhất trong một hôn nhân, không liên can đến vợ chồng có ít hay nhiều tiền. Vấn đề, Chapman giải thích, là không phải của cải một cặp có nhiều hay ít, nhưng là thái độ của họ về tiền bạc và cách họ hành xử tiền bạc.

Phần đông người ta thuộc về một trong hai loại khi nói về tiền bạc. Theo thói tự nhiên chúng ta một là người thích tiêu xài hay là người thích để dành. Và ta có khuynh hướng lấy người tương phản khi nói đến thái độ về tiền bạc, Chapman nói. Tuy nhiên, đây không có nghĩa là một điều xấu, nếu hai người có thể quân bình cho nhau.

Chapman tin rằng điều quan trọng nhất khi phải thu xếp vấn đề tiền bạc trong một hôn nhân là vợ chồng thiết lập một ngân khoản cho gia đình. “Nhiều cặp vợ chồng không có một ngân khoản,” ông nói. “Thật vậy, khi nói chữ ngân khoản, phần đông những cặp vợ chồng bị xúc động mạnh bởi vì họ không muốn bị gò bó bởi nó. Nhưng một ngân khoản chỉ là một kế hoạch để giúp thu xếp chi tiêu tiền bạc.”

Ông chỉ cho rằng mọi người đều có kế hoạch trong việc chi tiêu tiền bạc, nhưng họ không nhận thức được bởi vì họ chưa bao giờ viết xuống mà thôi. Ông đề nghị vợ chồng giữ sổ sách coi xem tiêu pha như thế nào trong 2 tháng. Sau khi làm như vậy, họ có thể thấy ngân khoản của họ trước giờ như thế nào và tự hỏi xem một năm sau họ sẽ ra sao nếu tiếp tục như vậy. Họ có thể nhận ra rằng một kế hoạch tiêu pha mới sẽ giúp họ để dành được tiền và hoàn thành được những mục tiêu tài chánh cho tương lai.

Một phương cách thực tế nữa mà Chapman đề nghị cho những cặp vợ chồng là họ nên để ra một số lượng tiền để tiêu vặt cho chính mình. Đây là tiền mà không cần phải tính sổ với nhau, để khỏi phải hỏi han người kia cứ mỗi lần muốn mua sắm điều gì hay là đi ăn trưa với bạn bè. Tùy hỷ nếu một người muốn tiêu hết số tiền đó trong tháng, hay muốn để dành để sau này mua một món đồ mắc tiền trong tương lai.

Một điều nữa, Chapman nói, cũng sẻ giúp ích cho vợ chồng là quyết định trước số lượng tiền là bao nhiêu thì cần có sự ưng thuận của đôi bên trước khi tiêu xài. Thí dụ như hai người có thể đồng ý với nhau là sẽ không mua gì hơn $100, hay một giới hạn nào định sẵn, mà không hỏi ý người phối ngẫu trước.

Quyết định những việc này trước khi chúng ta đương đầu với những quyết định tài chánh sẽ giúp đỡ vợ chồng tránh nhiều vấn đề sau này. “Các bạn đã có kế hoạch, và nếu cả hai theo một kế hoạch chung, cái gì cũng dễ dàng hơn. Những xung đột sẽ ít xảy ra cho bạn,” Chapman nói.

Cứu Vớt Một Hôn Nhân Đang Trong Khó Khăn

Nếu hôn nhân của bạn đang bị khó khăn thì sao? Chapman nói có nhiều vợ chồng đã đi đến lúc truyền thông không còn nữa và họ cảm thấy hôn nhân đã đến độ suy đồi. Thường khi họ đã đến điểm này, Chapman nói, bởi vì họ đã xây những bức tường ngăn cản trong mối liên hệ của họ.

Mỗi lần họ cãi nhau, họ không giải được những xung khích, họ chỉ xây thêm những bức tường, ông nói. Chẳng mấy chốc, họ bắt đầu chỉ chú trọng tới họ, tới như thế nào họ đã bị đau khổ hay bị đối xử, và họ biện minh cho sự rút lui xa lánh hay đối xử tệ bạc đối với người phối ngẫu của họ.

“Tự nhiên chúng ta đổ lỗi cho người kia,” Chapman nói. “Chúng ta nói, “Nếu người kia đã không làm như vậy, thì tôi đã không làm như thế. Nếu người kia đối xử với tôi tốt hơn, thì tôi sẽ đối xử lại tốt hơn. Nếu người kia nói lên lời xin lỗi, thì tôi đã cũng nói lên lời xin lỗi.”

Nhưng cuộc hành trình để chữa lành một hôn nhân đang trong tình trạng khó xử này bắt đầu bằng nhìn lại chúng ta trước nhất. Chapman chỉ vào Ma-Thê-Ô đoạn 7 trong đó Chúa Giê-Su nói chúng ta phải lấy cái xà ra khỏi con mắt của mình trước khi nhìn vào cái xà của người khác.

“Tôi nói các cặp vợ chồng chỉ ngồi xuống với Thiên Chúa và nói với Ngài, “Lạy Chúa, con đã thất bại ở chỗ nào trong hôn nhân này? Con đã làm gì sai ngày hôm nay, hay ngày hôm qua, hay tuần trước?” Và đây là lời cầu nguyện Thiên Chúa sẻ trả lời.”

Ông nói rằng một khi Thiên Chúa tiết lộ những điều, bạn nên viết những điều đó xuống, xin Ngài tha thứ, và rồi chia sẻ những điều đó với người phối ngẫu của bạn và xin người đó tha thứ. Thú nhận những thất bại của mình cho người chồng/vợ của mình là bước đầu tiên đi tới phá đổ những bức tường mà đã dựng lên, ông nói.

Dù người phối ngẫu của bạn có đáp lại một cách tích cực hay phủ định, bây giờ bạn có một lương tâm trong sạch trước Thiên Chúa. Chapman nói tiếp, nếu bạn tiếp tục điều này trong vài tuần hay tháng tới với những lời nói và hành động yêu thương để cho thấy bạn thành thật trong việc muốn làm việc thay đổi, thì rất có thể người phối ngẫu của bạn sẽ đáp lại một cách tích cực cho những việc này.

Việc kế đến mà Chapman đề nghị là học nói ngôn ngữ yêu thương của người kia. Tìm hiểu xem cái gì làm người bạn đời của mình cảm thấy được yêu và bắt đầu diễn tả tình yêu của bạn một cách có ý nghĩa cho người đó.

“Khi bạn làm như vậy, bạn tạo nên một khí hậu hoàn toàn khác giữa hai người. Chúng ta không là kẻ thù nữa. Chúng ta đã thú nhận những lỗi lầm của cả hai và giờ đây chúng ta thương yêu nhau,” Chapman nói. “Khi cả hai người cảm thấy được yêu, cả hai có thể sửa sang những cái khác mà đã thường làm 2 bạn xa nhau. Bất cứ xích mích nào, “tiền bạc, dục vọng, họ hàng”, bạn bây giờ có thể thảo luận một cách văn minh hơn bởi vì cả hai đều cảm thấy được yêu thương bởi người kia.”

Không Bao Giờ Ngừng Làm Việc

Vậy cái gì là chìa khóa để xây dựng một cuộc hôn nhân tốt đẹp? Theo Chapman đó là luôn luôn đặt lẫn nhau lên hàng đầu và giữ những đường dây truyền thông luôn mở để bảo đảm cho người phối ngẫu của mình cảm thấy được yêu thương và được tự do bàn luận về những nối lo âu. Nhưng một sự liên hệ như thế sẽ không xảy ra tự nó. Cả hai người phải cam kết làm việc không ngừng để giữ liên hệ được tốt đẹp.

Dù cho bạn là mới cưới hay đã lấy nhau nhiều năm, những nguyên tắc này có thể giúp bạn và người chồng hay vợ sáng tạo nên hôn nhân mà bạn luôn mong muốn.

 

By: Belinda Elliott

Chuyển dịch:

CBN.com Daily Life Producer

Nguồn tin: www.tthngd.net

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây