GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

http://gpphanthiet.net


Bài Giáo Lý Công Giáo Số 15: CÁC MẦU NHIỆM TRONG ĐẠO KI-TÔ GIÁO

Bài Giáo Lý Công Giáo Số 15: CÁC MẦU NHIỆM TRONG ĐẠO KI-TÔ GIÁO
Bài Giáo Lý Công Giáo Số 15: CÁC MẦU NHIỆM TRONG ĐẠO KI-TÔ GIÁO, Bai Giao Ly Cong Giao So 15 CAC MAU NHIEM TRONG DAO KI-TO GIAO

GIÁO LÝ CÔNG GIÁO ROMA

PHẦN II   /  BÀI SỐ :   15

ĐỀ TÀI: CÁC MẦU NHIỆM TRONG ĐẠO KI-TÔ GIÁO

1. Phụng vụ trong đạo Ki-tô giáo là những lễ nghi trong việc tôn thờ chính thức của toàn thể hội thánh để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và nhận lãnh ân sủng để thánh hóa con người.

2. Phụng vụ trong đạo rất quan trong vì 3 lẽ này:

a)   Phụng vụ là những nghi thức giúp người Ki-tô hữu tham dự vào việc cầu nguyện với Chúa Ki-tô, hướng lên Chúa Cha trong sự hiệp thông với Chúa Thánh Thần.

b)   Phụng vụ là khơi nguồn sống từ Thiên Chúa xuống cho giáo hội.

c)    Phụng vụ là đưa giáo huấn của Thiên Chúa ra để giúp dân Chúa hoán cải.

3. Ngày Chúa Nhật rất quan trọng vì đây là ngày của Thiên Chúa tạo dựng, ngày của Chúa Ki-tô Phục Sinh, vì thế ngày Chúa Nhật là trung tâm và là nền tảng cho tất cả các Phụng vụ trong năm.

4. Năm Phụng vụ là chu kỳ mà hội thánh cử hành Mầu nhiệm Chúa Ki-tô hằng năm. Năm Phụng vụ được tổ chức theo các mùa như là: Mùa vọng, mùa giáng sinh, mùa chay, mùa phục sinh và mùa thường niên. Hội thánh muốn giúp chúng ta sống mầu nhiệm Chúa Ki-tô Phục sinh và chuẩn bị đón Ngài đến trong vinh quang.

5. Trong giáo hội Công giáo có nhiều bí tích. Bí tích là dấu chỉ hữu hiệu để ban ân sủng cho các Ki-tô hữu, các bí tích này do chính Chúa Giêsu thiết lập, được trao lại cho hội thánh để qua đó Chúa ban sự sống thần linh cho chúng ta.

6. Đạo công giáo có 7 phép bí tích: Rửa tội, thêm sức, thánh thể, hòa giải, xức dầu bệnh nhân, truyền chức thánh, hôn phối.

7. Có 3 bí tích chỉ được lãnh nhận 1 lần: Rửa tội, thêm sức và truyền chức thánh. Và 3 bí tích này đã in dấu vào trong linh hồn ,không thể xóa được.

8. Có 2 điều kiện phải có để đón nhận các Bí tích: Thứ nhất là phải có ý thích đón nhận và phải học hiểu lời Chúa. Thứ hai phải có lòng tin và lòng ước muốn.

9. Muốn được ơn cứu độ, các tín hữu cần phải lãnh nhận các bí tích vì luôn có Chúa Ki-tô hành động trong các bí tích ấy, và Chúa Thánh Thần sẽ ban ơn biến đổi cho những người lãnh nhận này được trở nên giống con Thiên Chúa.

10.  Bí tích xức dầu bệnh nhân là bí tích Chúa Giêsu lập để ban ơn nâng đỡ các bệnh nhân và những người già yếu, cả phần hồn lẫn phần xác.

11.  Bí tích xức dầu bệnh nhân ban cho người thụ hưởng 5 ơn này:

a)   Kết hợp những đau khổ của bệnh nhân với cuộc khổ nạn của Chúa Ki-tô để sinh lợi ích cho mình và cho hội thánh.

b)   Ban cho họ ơn an ủi và lòng can đảm để chịu những đau đớn bệnh tật tuổi già theo tinh thần Ki-tô giáo.

c)    Ban cho họ ơn tha tội nếu như họ có tội mà không thể xưng được.

d)   Ban cho họ ơn phục hồi sức khỏe phần xác nếu điều này là có ích.

e)    Chuẩn bị cho họ cuộc vượt qua để họ đi vào cõi sống đời đời.

12.  Khi các bệnh nhân đang lâm vào cảnh nguy tử vì bệnh nặng, vì tuổi già sức yếu thì nên mời Linh mục đến xức dầu cho họ.

13.  Xức dầu và rước Chúa lần cuối cũng như của ăn đi đàng, là thánh thể mà Chúa Giêsu ban cho những người sắp lìa đời, giúp họ vững tin để tiến về nơi vĩnh cửu.

14.  Truyền chức thánh là bí tích do Chúa Giêsu thiết lập để thông ban chức thừa tác Linh mục cho những người được tuyển chọn, hầu phục vụ dân Chúa bằng việc lãnh đạo, điều hành, giảng dạy cho dân Chúa, cử hành các Phụng vụ tế tự dâng lên Thiên Chúa.

15.  Chúa Giêsu thiết lập bí tích này ngay trong bữa tiệc ly khi Chúa nói với các Tông đồ rằng: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy (Lc 22,19).

16.  Chức tư tế chung là chức mà Chúa Giêsu ban cho mỗi người khi chịu phép rửa tội.

17.  Chức tư tế thừa tác là chức tư tế mà Chúa Ki-tô ban cho những người được tuyển chọn qua bí tích truyền chức Thánh để phục vụ cộng đoàn, nhân danh Chúa Ki-tô.

18.  Có 3 bậc trong bí tích truyền chức Thánh: Giám mục, Linh mục và Phó tế.

19.  Các Ki-tô hữu có bổn phận sau đây với các chủ chăn của mình: Cầu nguyện, tôn trọng, vâng lời các Ngài trong các trường hợp nhưng phải đúng với lẽ đạo, phải tích cực cộng tác trong việc mở mang nước Chúa, đồng thời phải giúp đỡ các Ngài cả vật chất lẫn tinh thần.

20.  Hôm phối là bí tích cho chính Chúa Giêsu lập để kết hợp hai người tín hữu nam nữ độc thân thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội thánh, cùng ban ơn cho họ sống xứng đáng với ơn gọi của mình.

21.  Gia đình là nền tảng nên rất quan trọng, vì gia đình là nền tảng yêu thương mà Thiên Chúa đã thương ban cho nhân loại, là tế bào đầu tiên, là nền móng để xây dựng một xã hội bình an và hạnh phúc bền vững.

22.  Gia đình Ki-tô giáo mang ý nghĩa là một cộng đồng tình yêu theo hình ảnh hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi. Thứ đến, gia đình Ki-tô giáo thể hiện sự hiệp thông trong Hội thánh. Vì thế gia đình Ki-tô giáo được gọi là Hội thánh tại gia/ và cũng như hội thánh, gia đình là một cộng đoàn ân sủng và cầu nguyện, là trường dạy các đức tính nhân bản và siêu nhiên cho con người và cũng là cộng đoàn truyền giáo.

23.  Ơn kêu gọi là lời Thiên Chúa mời gọi mỗi người vào một cung bậc sống nào đó. Thông thường người ta hiểu là tiếng Chúa mời gọi một số người dâng mình cho Chúa, trong cung bậc tu trì và hàng giáo sĩ.

24.  Có 3 dấu hiệu cho thấy mình có ơn Chúa gọi:

a)   Có ý ngay lành, muốn dấn thân phục vụ cho Chúa.

b)   Có đủ mọi điều kiện theo như Hội thánh quy định.

c)    Được các bề trên có trách nhiệm đồng ý tuyển chọn.

25.  Những người muốn dâng mình cho Chúa phải luôn cầu nguyện, suy nghĩ chín chắn, xin người khôn ngoan đạo đức hướng dẫn và luôn sẵn sàng đáp lại tiếng Chúa gọi.**R

Giuse Luca/ Nhóm Kinh Thánh Emmaus

Nguồn tin: ditimchanly.org

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây