THỨ 2 SAU CN IV PS NĂM B
- Chủ nhật - 21/04/2024 09:03
- In ra
- Đóng cửa sổ này
THỨ 2 SAU CN IV PS NĂM B
(Ga 10,1-10)
(Ga 10,1-10)
SUY NIỆM 1- Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái
A- Phân tích (Hạt giống...)
Đoạn Phúc Âm hôm nay trình bày Chúa Giêsu là cửa chuồng chiên:
“Ai không qua cửa mà vào chuồng chiên, nhưng trèo vào lối khác, thì người ấy là kẻ trộm cướp”: Chúa Giêsu ám chỉ những người biệt phái và luật sỹ. Họ không được Thiên Chúa uỷ nhiệm, họ chỉ dành quyền lãnh đạo tôn giáo, không chỉ để mưu cầu ích lợi cho dân, mà chỉ để tìm vinh dự và quyền lợi riêng.
“Ta là cửa chuồng chiên”: Chính Chúa Giêsu là cửa đích thực của dân. Ngài đi vào đường hoàng, được người canh gác mở cửa cho, gọi tên từng con chiên, chiên quen tiếng nên đi theo, Ngài dẫn chúng đi ăn…
B- Suy gẫm (...nẩy mầm)
1. Chúa chúng ta không phải là một Thiên Chúa cao vời xa cách, mà là một Thiên Chúa gần gũi yêu thương, như một Mục tử sống sát với đàn chiên, hiểu biết, yêu thương và chăm sóc từng con chiên một… Giả như tôi có là một con chiên yếu đau, què quặt, Chúa đã biết và vẫn thương tôi, hơn nữa còn chăm sóc tôi đặc biệt hơn các chiên khác. Vì thế nên tôi phó thác sống theo sự dẫn dắt của Ngài.
2. Từ lâu, tôi cứ vẫn ấm ức không hiểu tại sao khi minh họa chân dung mình trong dụ ngôn Mục tử tốt lành, Chúa Giêsu lúc thì ví minh như Mục tử, lúc thì ví mình như cửa chuồng chiên. Gần đây, một cuốn sách đã giải toả cho tôi thắc mắc đó. Sách viết: một du khách đến Palestin, gặp được một Mục tử đang làm việc tại một trại cừu. Người đó chỉ cho du khách thấy cảnh vật biến ảo của cánh rừng. Thấy thế, du khách hỏi: “Đó là trại cừu, kia là mấy bầy cừu, đây là lối vào. Vậy còn cửa đâu ?” Người Mục tử hỏi lại: “Cửa hả ? Chính tôi là cửa. Ban đêm tôi nằm giữa lối đi này. Không một con cừu nào bước ra hay một con sói nào bước vào mà không phải qua xác tôi”. Thế đó, Đức Giêsu đâu có lẫn lộn khi trình bày chân dung mình: Ngài vừa là Mục tử vừa là cửa vào (Góp nhặt).
3. “Khi đã lùa chiên mình ra ngoài, kẻ ấy đi trước, và chiên theo sau, vì chúng quen tiếng kẻ ấy”.
“Tôi xin chọn Người làm gia nghiệp tôi mãi mãi. Trọn đời tôi trót cả đời tôi, trọn tuổi xuân, dâng cả tình yêu luôn với ước mơ…” Đối với tôi, đó không chỉ là một bài hát, là những nốt nhạc, nhưng là tâm nguyện, là cuộc đời của một chàng trai đã dám từ bỏ tất cả: Tương lai rược rỡ, một người yêu tuyệt vời và cả những cuộc vui cùng bạn bè, để bước theo tiếng Chúa gọi.
Đã bao lần tôi muốn quyết định… nhưng rồi lại thôi. Muốn đặt bước chân mình lên bước chân Người, định đưa tay ra để Người nắm và dắt tôi đi, nhưng lại hèn nhát rụt tay lại.
Lạy Chúa, xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con, và xin cho con biết đón nhận thánh ý Người. (Epphata)
SUY NIỆM 2: TA BIẾT CHÚNG VÀ CHÚNG THEO TA - Lm. Vinhsơn Ngọc Biển. SSP
Chuyện kể rằng: một du khách đến Palestin, gặp được người mục tử đang làm việc tại trại cừu. Người đó chỉ cho du khách thấy cảnh đồi núi và bày cừu đang tung tăng trên cánh đồng cỏ.
Phóng tầm nhìn, du khách hỏi: “Đó là trại cừu, kia là bấy cừu, đây là lối vào. Vậy còn cửa đâu?” Người mục tử hỏi lại: “Cửa hả? Chính tôi là cửa. Ban đem tôi nằm giữa lối đi này. Không một con cừu nào bước ra hay một con sói nào bước vào mà không phải qua xác tôi”.
Trong cuộc đời của Đức Giêsu, một trong những phương pháp sư phạm của Ngài khi rao giảng Tin Mừng chính là phương pháp ẩn dụ. Tức là mượn hình ảnh của thiên nhiên, động vật… để nói lên một chân lý thuộc về Thiên Chúa.
Tin Mừng hôm nay cho biết: Đức Giêsu dùng hình ảnh mục tử, đàn chiên và cửa chuồng chiên để nói lên mối tương quan giữa Ngài và dân Israel.
Mục tử là khái niệm rất quen thuộc của người Dothái; đàn chiên chính là gia sản của họ, nên ai cũng biết. Mục tử và đàn chiên cả hai đều sống du mục, nay đây mai đó, luôn tìm đến chỗ có đồng cỏ tươi, dòng suối mát để hạ trại.
Hôm nay, Đức Giêsu khẳng định Ngài là Mục Tử Nhân Lành, được Chúa Cha ban tặng cho nhân loại. Mục Tử Nhân Lành này sẵn lòng hy sinh tất cả vì đàn chiên. Ngài tự ví mình là “Cửa Chuồng Chiên”, tức là người canh phòng, bảo vệ chiên khỏi sói dữ tấn công. Vì thế, ai qua “Cửa” mà vào thì sẽ được sống.
Người Mục Tử Nhân Lành này sẵn sàng dùng mọi cách để giữ gìn chiên, ngay cả cái chết. Ngài yêu thương chiên bằng tình yêu mục tử, nên Ngài “biết” từng con chiên và từng con chiên “biết” Ngài. Vì thế, sự sống của chiên là của Ngài và sự sống của Ngài luôn dành cho chiên.
Ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta thuộc về Chúa và Chúa thuộc về ta. Chúa “biết” chúng ta và Ngài “biết” cách thấu đáo. Còn chúng ta, chúng ta có “biết” Ngài không, hay có “biết” nhưng “biết” cách vu vơ, lúc biết lúc không?
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy nghiêm túc đặt lại câu hỏi ấy cho chính mình, ngõ hầu mỗi người làm mới lại mối tương quan với Thiên Chúa để được đi trong đường lối của Ngài. Đồng thời luôn sẵn sàng làm chứng về những gì mình “biết” về Thiên Chúa cho con người và cuộc sống hôm nay, ngang qua hành vi được biểu lộ nơi lòng mến và niềm tin.
Lạy Chúa Giêsu là Mục Tử Nhân Lành, xin Chúa ban cho chúng con được “biết” Chúa như chính Chúa đã “biết” chúng con. Amen.
SUY NIỆM 3: ĐỨC GIÊ-SU CHÚA CHIÊN NHÂN LÀNH - Lm. Giu-se Đinh Lập Liễm
1. Bài Tin Mừng hôm nay trình bày Đức Giê-su là cửa chuồng chiên:
– “Ai không qua cửa chuồng chiên mà vào thì là quân trộm cướp”: Đức Giê-su ám chỉ những người biệt phái và luật sĩ. Họ không được Thiên Chúa ủy nhiệm, họ chỉ giành quyền lãnh đạo tôn giáo, không phải mưu cầu lợi ích cho dân, mà để tìm vinh dự và quyền lợi riêng.
– “Ta là cửa chuồng chiên”: Đức Giê-su là mục tử đích thật của dân. Ngài đi vào đường hoàng, được người canh gác mở cửa cho, gọi tên từng con chiên, chiên quen tiếng nên đi theo, Ngài dẫn chúng đi ăn.
2. Nhiều người đã nghe Đức Giê-su giảng và xem nhiều phép lạ. Họ chỉ hiểu một phần nào giáo lý của Ngài, nhưng chưa nhìn ra con người thật của Ngài. Câu hỏi “Ngài là ai” phải được đặt ra. Tuy nghe Đức Giê-su giảng và làm phép lạ như vậy, nhưng họ vẫn nghi ngờ về thân thế, uy quyền và sứ mạng của Ngài.
Để nói lên sứ mạng của Ngài, Đức Giê-su đã đưa ra một dụ ngôn về người mục tử tốt lành. Người mục tử biết lo cho con chiên, tha thiết với đàn chiên, hiệp thông với đàn chiên, quên bản thân mình và sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ đàn chiên. Đức Giê-su tự nhận lấy danh hiệu ấy cho mình khi Ngài nói với họ: ”Ta là mục tử nhân lành” (Ga 10,14).
3. “Ta là cửa chuồng chiên”.
Đức Giê-su còn xác định Ngài là cửa chuồng chiên để bảo vệ đàn chiên. Hình ảnh này hơi khó hiểu đối với chúng ta vì phong tục nuôi chiên của người Pa-lét-tin khác với chúng ta.
Trong cuốn “The Holy Land”: vùng đất thánh, tác giả John Kellman mô tả: chuồng chiên ở Do thái có một bức tường bằng đá chung quanh cao khoảng bốn bộ (cỡ 1m4) và một lối vào. Ngày nọ một du khách Thánh Địa đã trông thấy một cái chuồng chiên ngoài đồng gần Hebron. Người du khách hỏi người mục tử đang ngồi cạnh đó: ”Cửa chuồng của anh đâu”? Người mục tử liền đáp: ”Tôi chính là cửa chuồng”. Đoạn người mục tử kể cho du khách nghe biết, ban đêm anh ta nằm chặn ngang lối vào chật hẹp đó. Không có con chiên nào có thể bỏ chuồng đi ra, và cũng chẳng có con thú rừng nào có thể đi vào mà không bước qua mình anh ta.
4. “Khi sói đến, người làm thuê bỏ chiên mà trốn” .
Đức Giê-su khẳng dịnh “Ta là mục tử tốt lành”, do đó Ngài đã quên bản thân mình để phục vụ lợi ích của dân chúng và sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ đàn chiên.
Trong quyển “The land and the Book”, Thomas Thompson có ghi lại câu chuyện bi đát như sau: Một ngày nọ có một chàng mục đồng trẻ tuổi dẫn đàn súc vật đi về vùng lân cận ngọn núi Thabor. Bỗng có ba tên cướp đường người Ả rập xuất hiện. Chàng thanh niên biết rõ chàng sẽ gánh chịu những hậu quả khôn lường, thế nhưng chàng đã không bỏ trốn. Chàng kiên cường chiến đấu để giữ cho bầy súc vật của chàng khỏi rơi vào tay lũ thổ phỉ. Đoạn cuối được kết thúc bằng cái chết liều mạng của chàng thanh niên cho đàn chiên của chàng.
5. “Anh đi tước và chiên đi theo anh”.
Hình ảnh người chăn chiên đi trước và đàn chiên theo sau thật đẹp. Điều đó nói lên sự hiệp nhất giữa chủ chăn và đàn chiên, chiên nghe theo chủ chăn và do đó, chỉ có một chủ chiên và một đàn chiên.
Hiệp nhất vốn là dấu chỉ của tình yêu. Đức Giê-su mượn hình ảnh người mục tử không ngừng đi tìm kiếm những con chiên lạc, để nói lên mối quan tâm của Ngài đối với Giáo hội. Đó chính là chúc thư Ngài để lại trong những giây phút cuối đời. “Xin cho chúng nên một”, “một đàn chiên và một chủ chiên” : đó là hình ảnh của sự hiệp nhất mà Đức Giê-su luôn quan tâm đến. Hình ảnh người mục tử đi tìm kiếm những con chiên lạc cũng nói lên tất cả mối tương quan của Thiên Chúa đối với con người : không phải con người đi tìm kiếm Thiên Chúa cho bằng chính Thiên Chúa đi tìm kiếm con người. Mọi cố gắng của con người xét cho cùng cũng đều là những lôi kéo của Thiên Chúa.
6. Truyện: Theo anh là thủ lãnh.
Một nhà thám hiểm xứ Soudan đã tháo xiềng xích cho một tên nô lệ 12 tuổi. Rồi săn sóc dạy dỗ như con, thằng nhỏ đem lòng mến phục vị đại ân nhân
Giờ thực hiện cuộc mạo hiểm đầy gian nguy đã đến. Nhà thám hiểm không muốn cưỡng bách em bé theo mình. Ông nói:
– Này em, anh sắp lên đường đến miền xa lạ. Cuộc hành trình rất mực cam go: Đường đi xa xôi, hành lý nặng nề, nước uống đồ ăn thiếu thốn, những mũi tên tẩm thuốc độc vù vù bên tai, rừng nhiều thú dữ… Em ở lại hay theo anh? Nếu em theo anh, chúng ta cùng nhau cực nhọc, khi thiếu nước, thiếu ăn, anh cũng chịu khát, nhịn đói như em, việc em vẫn nhẹ hơn việc anh. Bây giờ tùy em quyết định.
Em bé nhìn sâu vào mắt nhà thám hiểm, lúc này đã thành người anh, người bạn và nói:
– Theo anh là thủ lãnh của em.
Thế là em nhỏ theo anh lên đường. Những quãng đường dài cực nhọc, những ngày nắng không nước, em bé lần lượt nếm cả, chân nứt nẻ máu me, nhưng không coi sao, vì lòng vẫn hăng hái khi thấy người thủ lãnh sốt rét bị thương mà vẫn đi hàng đầu. Sức chịu đựng của con người có giới hạn, mà nguy hiểm vất vả lại cứ tăng, nhiều bạn đồng hành bỏ cuộc. Nhà thám hiểm vừa thương hại, vừa để thử lòng, hỏi em bé:
– Em có bỏ không?
Lời thưa đầy hăng hái:
– Em đã chẳng hứa với anh sao?
Sáu tháng trời qua đi, cuộc thám hiểm thành công rực rỡ. Đàng sau người thủ lãnh tươi như hoa nở, em nhỏ đứng hiên ngang đón nhận những lời hoan hô vang dội.
SUY NIỆM 4: TÔI ĐẾN ĐỂ CHO CHIÊN ĐƯỢC SỐNG VÀ SỐNG DỒI DÀO
- Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
Trong bài Tin Mừng theo thánh Gioan của Thánh Lễ thứ hai, sau Chúa Nhật IV Phục Sinh, Đức Giê-su kể cho người Do Thái nghe một dụ ngôn, mà chúng ta quen gọi là dụ ngôn « Người Chăn Chiên Lành ». Nhưng họ không hiểu điều Ngài muốn nói.
Còn chúng ta, chúng ta hiểu rất rõ và cũng vừa xác tín và vừa cảm nếm nữa, Người Mục Tử Nhân Lành là chính Đức Giê-su. Tuy nhiên, chúng ta vẫn được mời gọi mở lòng ra để lắng nghe từng chi tiết của dụ ngôn nhỏ này, vì dụ ngôn sẽ dẫn chúng ta đi xa hơn trong việc hiểu biết và yêu mến Đức Giê-su, Mục Tử Nhân Lành.
- Người Mục Tử và kẻ trộm
Trong dụ ngôn, từ đầu đến cuối, Đức Giê-su so sánh người chăn chiên tốt lành, hay đúng hơn người mục tử đích thật, với kẻ trộm, kẻ cướp và với người lạ. Kẻ trộm không vào chuồng chiên bằng cửa chính, nhưng trèo qua lối khác mà vào ; và sau khi vào, chiên không nhận ra tiếng của kẻ trộm, vì thế, sẽ không đi theo, nhưng bỏ chạy. Trong khi đó, người mục tử đi vào bằng cửa chính :
Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh.
(c. 3-4)
Chúng ta hãy hình dung ra những gì Đức Giê-su mô tả ở đây, vì đó là một hình ảnh thật đẹp và thật đánh động diễn tả tương quan của chúng ta với Đức Ki-tô. Ngoài ra, còn có hình ảnh người giữ cửa nữa. Người này là ai, trong tương quan của chúng ta với Đức Ki-tô ?
Hình ảnh Người Mục Tử đích thật và đàn chiên không chỉ đẹp và đánh động, nhưng còn mặc khải cho chúng ta những tiêu chuẩn để nhận định ai là Người Mục Tử đích thật của chúng ta ; bởi vì trong đời sống của chúng ta, bên ngoài cũng như bên trong, có nhiều thần tượng, nhiều ngẫu tượng, nhiều thần loại muốn trở thành « người chăn dắt » chúng ta, hay chính chúng ta để cho chúng đi vào tâm hồn, đi vào cuộc đời như là chủ nhân của chúng ta.
Tuy nhiên, dụ ngôn còn mặc khải thêm một điều nữa đụng chạm sâu xa và trực tiếp đến chính bản thân chúng ta. Vừa rồi, dụ ngôn nói về người mục tử đích thật. Thế còn chiên thì sao, ai là con chiên đích thật ? Người mục tử đích thật gọi tên từng con chiên và đi trước dẫn đường ; còn chiên, thì nghe và nhận biết tiếng của mục tử, và đi theo mục tử, chứ không bao giờ đi theo người lạ. Như thế, con chiên đích thật, là con chiên nghe và nhận biết tiếng mục tử của mình. Vậy chúng ta có phải là con chiên đích thật không ? Là con chiên biết nghe và nhận ra tiếng của Đức Ki-tô, vị mục tử đích thật của chúng ta không ?
Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh.
(c. 3-4)
Chúng ta hãy hình dung ra những gì Đức Giê-su mô tả ở đây, vì đó là một hình ảnh thật đẹp và thật đánh động diễn tả tương quan của chúng ta với Đức Ki-tô. Ngoài ra, còn có hình ảnh người giữ cửa nữa. Người này là ai, trong tương quan của chúng ta với Đức Ki-tô ?
Hình ảnh Người Mục Tử đích thật và đàn chiên không chỉ đẹp và đánh động, nhưng còn mặc khải cho chúng ta những tiêu chuẩn để nhận định ai là Người Mục Tử đích thật của chúng ta ; bởi vì trong đời sống của chúng ta, bên ngoài cũng như bên trong, có nhiều thần tượng, nhiều ngẫu tượng, nhiều thần loại muốn trở thành « người chăn dắt » chúng ta, hay chính chúng ta để cho chúng đi vào tâm hồn, đi vào cuộc đời như là chủ nhân của chúng ta.
Tuy nhiên, dụ ngôn còn mặc khải thêm một điều nữa đụng chạm sâu xa và trực tiếp đến chính bản thân chúng ta. Vừa rồi, dụ ngôn nói về người mục tử đích thật. Thế còn chiên thì sao, ai là con chiên đích thật ? Người mục tử đích thật gọi tên từng con chiên và đi trước dẫn đường ; còn chiên, thì nghe và nhận biết tiếng của mục tử, và đi theo mục tử, chứ không bao giờ đi theo người lạ. Như thế, con chiên đích thật, là con chiên nghe và nhận biết tiếng mục tử của mình. Vậy chúng ta có phải là con chiên đích thật không ? Là con chiên biết nghe và nhận ra tiếng của Đức Ki-tô, vị mục tử đích thật của chúng ta không ?
- Kẻ Trộm đến để phá hủy, vị Mục Tử nhân lành đến để làm cho sống
Để phân biệt chính mình là người mục tử đích thật với những kẻ trộm cướp, Đức Giê-su còn nói : « Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào » (Ga 10, 10). Chắc chắn, ai trong chúng ta cũng đều có hai kinh nghiệm này, một kinh nghiệm liên quan đến sự sống và một kinh nghiệm liên quan đến sự chết.
Kinh nghiệm về sự sống đích thật và dồi dào, khi chúng ta lắng nghe Đức Ki-tô, đi theo Ngài và ở lại với Ngài. Và kinh nghiệm về sự chết, chưa phải là sự chết ở cuối cuộc đời, nhưng là bầu khí chết chóc ngay trong cuộc đời này, cuộc sống này, mỗi khi chúng ta đi theo và sống cho những ngẫu tượng khác với Đức Ki-tô, nghĩa là những gì khác với tình yêu, bác ái, tình bạn, bao dung, tha thứ, đón nhận nhau.
Nhưng Đức Giê-su đã làm gì để cho chúng ta có được sự sống và sự sống dồi dào ? Đó chính là tất cả những gì Ngài đã làm trong mầu nhiệm Vượt Qua, mà chúng ta đã và đang cử hành trong Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh, và chúng ta cũng cử hành mỗi ngày trong Thánh Lễ.
Trong thư thứ nhất (bài đọc 2 : 1Pr 2, 20-25), thánh Phê-rô sẽ giúp chúng ta đi vào chiều sâu của cách thức, Đức Giê-su làm cho chúng ta sống và sống dồi dào :
Kinh nghiệm về sự sống đích thật và dồi dào, khi chúng ta lắng nghe Đức Ki-tô, đi theo Ngài và ở lại với Ngài. Và kinh nghiệm về sự chết, chưa phải là sự chết ở cuối cuộc đời, nhưng là bầu khí chết chóc ngay trong cuộc đời này, cuộc sống này, mỗi khi chúng ta đi theo và sống cho những ngẫu tượng khác với Đức Ki-tô, nghĩa là những gì khác với tình yêu, bác ái, tình bạn, bao dung, tha thứ, đón nhận nhau.
Nhưng Đức Giê-su đã làm gì để cho chúng ta có được sự sống và sự sống dồi dào ? Đó chính là tất cả những gì Ngài đã làm trong mầu nhiệm Vượt Qua, mà chúng ta đã và đang cử hành trong Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh, và chúng ta cũng cử hành mỗi ngày trong Thánh Lễ.
Trong thư thứ nhất (bài đọc 2 : 1Pr 2, 20-25), thánh Phê-rô sẽ giúp chúng ta đi vào chiều sâu của cách thức, Đức Giê-su làm cho chúng ta sống và sống dồi dào :
- « Đức Ki-tô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người ».
- « Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính ».
- « Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành ».
Thánh Phê-rô mô tả cho chúng ta một hình ảnh vừa đúng vừa đẹp về Người Mục Tử nhân lành của chúng ta. Không có người chăn chiên nào trên đời này giống như thế, vì Ngài cho đi chính sự sống của mình vì đàn chiên của Ngài.
- « Tôi là cửa »
Vẫn chưa hết. Đức Giê-su không chỉ nói mình là Mục Tử, nhưng còn nói mình là Cửa Vào nữa :
Tôi là cửa cho chiên ra vào. Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp; nhưng chiên đã không nghe họ. Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ.
(c. 7-9)
Trong thực tế, chúng ta bỏ quên hình ảnh này, vì hình ảnh Người Mục Tử quá đẹp và quá hay, lấn lướt hình ảnh « Cửa Ra Vào ». Nếu chúng ta chú ý, chúng ta sẽ nhận ra rằng, hình ảnh Cửa Ra Vào nói về Đức Ki-tô một cách rất lạ lùng : chúng ta phải đi ra đi vào bằng cách đi ngang qua Đức Ki-tô như là cánh cửa ! Ở một chỗ khác, Ngài nói Ngài là đường đi, còn ở đây, Ngài nói Ngài là « cửa ra vô ». Hằng ngày chúng ta phải ngang qua biết bao nhiêu là cửa và cổng. Nhưng đâu là cửa ra vào mà chúng ta chọn lựa cho cuộc đời của chúng ta, cho ơn gọi của chúng ta ? Và cánh cửa mà chúng ta chọn, sẽ dẫn chúng ta đến đâu ?
Hình ảnh « Cửa Ra Vào » được Đức Giê-su áp dụng cho mình, không chỉ lạ lùng, nhưng thật mạnh mẽ và triệt để ; bởi vì, Ngài ước ao chúng ta đi ngang qua chính ngôi vị của Ngài, nghĩa là Ngài ước ao ban chính sự sống của Ngài cho chúng ta, để nuôi sống chúng ta hôm nay và mãi mãi. Nhưng chính Ngài đã « đi ngang qua » cách triệt để cuộc đời của chúng ta trước trong mầu nhiệm Vượt Qua.
Tôi là cửa cho chiên ra vào. Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp; nhưng chiên đã không nghe họ. Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ.
(c. 7-9)
Trong thực tế, chúng ta bỏ quên hình ảnh này, vì hình ảnh Người Mục Tử quá đẹp và quá hay, lấn lướt hình ảnh « Cửa Ra Vào ». Nếu chúng ta chú ý, chúng ta sẽ nhận ra rằng, hình ảnh Cửa Ra Vào nói về Đức Ki-tô một cách rất lạ lùng : chúng ta phải đi ra đi vào bằng cách đi ngang qua Đức Ki-tô như là cánh cửa ! Ở một chỗ khác, Ngài nói Ngài là đường đi, còn ở đây, Ngài nói Ngài là « cửa ra vô ». Hằng ngày chúng ta phải ngang qua biết bao nhiêu là cửa và cổng. Nhưng đâu là cửa ra vào mà chúng ta chọn lựa cho cuộc đời của chúng ta, cho ơn gọi của chúng ta ? Và cánh cửa mà chúng ta chọn, sẽ dẫn chúng ta đến đâu ?
Hình ảnh « Cửa Ra Vào » được Đức Giê-su áp dụng cho mình, không chỉ lạ lùng, nhưng thật mạnh mẽ và triệt để ; bởi vì, Ngài ước ao chúng ta đi ngang qua chính ngôi vị của Ngài, nghĩa là Ngài ước ao ban chính sự sống của Ngài cho chúng ta, để nuôi sống chúng ta hôm nay và mãi mãi. Nhưng chính Ngài đã « đi ngang qua » cách triệt để cuộc đời của chúng ta trước trong mầu nhiệm Vượt Qua.
SUY NIỆM 5 - Lm. Nguyễn Vinh Sơn. SCJ
Câu chuyện
Cha Mark Link SJ, có mô tả một cái chuồng chiên trong câu chuyện: “Vùng đất thánh - The Holy Land” của John Kellm: Chuồng chiên ở Do Thái có một bức tường bằng đá chung quanh cao khoảng bốn bộ (cỡ 1m4) và một lối vào.
Kellman kể rằng: Ngày nọ một du khách Thánh Địa đã trông thấy một cái chuồng chiên ngoài đồng gần Hebron. Anh du khách hỏi người mục tử đang ngồi cạnh đó: “Cửa chuồng của anh ở đâu ?”. Người mục tử liền đáp: “Tôi chính là cửa chuồng”. Đoạn người mục tử kể cho du khách nghe anh ta nằm chặn ngang lối vào chật hẹp đó. Không có chú chiên nào có thể bỏ chuồng đi ra, và cũng chẳng có con thú rừng nào có thể đi vào mà không bước qua mình anh ta.
Suy niệm
Đức Kitô là cửa mở rộng đến sự sống như Ngài tuyên bố: “Ta đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Ngài là cửa mở rộng dẫn đưa chúng ta vào sự sống, hình ảnh rõ nét nhất là trái tim của Ngài bị đâm thâu (x. Ga 19,34), như cánh cửa tâm hồn của Thiên Chúa mở ra, tuôn trào nguồn sống cho nhân loại qua hình ảnh máu và nước: Máu sự sống mới và nước trường sinh nuôi dưỡng nhân loại như thánh Grégoire le Grand chia sẻ: “Chính Ngài là cửa, bởi vì qua Ngài mà chúng ta đến với Ngài”....
Tin Mừng Gioan 10,1-10 gợi cho chúng ta ba yếu tố cơ bản: cửa, chủ chiên và chiên. Cả ba hợp nhất trong một hình ảnh: Người chăn chiên chân chính, và đàn chiên của mình qua cửa tình yêu, cửa sự sống như Chúa Giêsu nhấn mạnh. Qua Đức Kitô là cửa, người chăn chiên được đi trong sự chính danh chủ chiên, chứ không phải là người làm thuê, và càng không phải là kẻ trộm cướp vì họ không đi qua cửa mà vào với chiên như Chúa Giêsu đã chứng nhận (x. Ga 10,2). Thật thế, người chủ chiên phải đi qua cửa là Đức Kitô như Ngài nói: “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Chuồng chiên như là hình ảnh của cung lòng Chúa Cha, nơi đó mọi chiên được chăm sóc dưỡng nuôi.
Chiêm ngắm Đức Kitô - Đấng là cửa để ai đi vào đó thì có sự sống, tôi và bạn tìm đến với Ngài dù tâm hồn đầy thương tích như những chú chiên bị thương, nhưng tin vào lời Ngài đã hứa: “Ta là cửa, ai qua Ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi”… Hơn nữa, được nuôi dưỡng như Ngài khẳng định: “người ấy sẽ ra vào và tìm thấy của nuôi thân” (Ga 10,9).
Cầu mong cho các bậc chủ chiên trong Giáo hội luôn là mục tử đi dưới cửa: Không phải là cửa quyền mà là cửa tình yêu đi vào sức sống... như thánh Augustinô đã chia sẻ với các tín hữu về người mục tử: “Đức Kitô là cửa đến với các bạn, đó là qua Đức Kitô, tôi đi đến, không phải là nhà của các bạn mà là trái tim của các bạn, các bạn lắng nghe Đức Kitô trong tôi, và bởi vì các bạn là chiên của Đức Kitô, mà các bạn đã được mua lại bằng chính giá máu của Đức Kitô”.
Chiêm ngắm Đức Kitô - Đấng là cửa mở rộng cho tất cả, tôi và bạn dâng một lời cầu nguyện cho ơn gọi và nói về các người trẻ về lý tưởng hiến dâng, lý tưởng trở nên mục tử, trở nên cửa tình yêu, cửa sự sống: “Đẹp thay những bước chân rao giảng đem Tin Mừng”.
Ý lực sống
“Chính Chúa là bầu trời và cũng là tổ ấm. Chúa ấp ủ hồn con bằng màu sắc âm thanh, bằng hương hoa ngào ngạt là tình yêu của Ngài” (Tagore, Gitanjali #67).
SUY NIỆM 6 - Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
“Đức Chúa phán thế này: Này Ta chống lại các mục tử, Ta sẽ đòi lại chiên Ta nơi tay chúng ” (Ez 34, 10). Các mục tử đã làm gì để Thiên Chúa nổi giận và đòi lại chiên đây? Qua miệng ngôn sứ Ezêkiel, Thiên Chúa còn nói mạnh hơn nữa : “Ta sẽ không để chúng chăn chiên Ta nữa. Các mục tử sẽ không còn được chăn nuôi lấy mình chúng nữa. Ta sẽ giựt lấy chiên khỏi mõm chúng, khiến chiên Ta không còn là mồi ngon cho chúng ăn thịt nữa ” (Ez 34, 10). À thì ra, các mục tử chỉ để ý đến lợi ích của mình, không dám xả thân vì để cứu chiên, nay Chúa đòi lại chiên và Ngài tuyên bố : “Chính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta, và Ta sẽ chăm nom đến chúng ” (Ez 34, 10). Thiên Chúa chăm nom chiên như thế nào? Ngài phán : ” Như người mục tử chăm nom đàn chiên của mình vào ngày nó ở giữa chiên phiêu bạt thế nào, cũng vậy Ta sẽ chăm nom chiên của Ta. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi nơi chúng tán loại, vào ngày mây mù đen tối. Ta sẽ đem chúng ra khỏi các dân. Ta sẽ thâu họp chúng lại từ các xứ. Ta sẽ dẫn chúng về lại thửa đất của chúng. Và Ta sẽ chăn nuôi chúng trên núi Israel ” (Ez 34, 13-14).
Những “ngọn núi Israel ” theo các tác giả Thánh Kinh là nơi an nhàn, có suối nước trong lành, không có gì độc hại và nguy hiểm, nơi ấy có đồng cỏ non xanh tốt, màu mỡ (x. Ez 34, 13-15). Nếu ta muốn an toàn thoải mái, hãy đến đó tận hưởng. “Đức Chúa phán: Chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm. Chiên tản mác, Ta sẽ lùa về. Chiên xây xát, Ta sẽ băng bó. Chiên bệnh hoạn, Ta sẽ bổ sức ” (Ez 34, 16). Những ngọn núi chúng ta vừa nói ở trên còn ám chỉ dòng suối chảy Tin Mừng được rao giảng từ các Tông Đồ cho đến tận cùng thế giới : ” Tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển ” (Ps 18, 5).
Thật là hình ảnh cụ thể tuyệt đẹp và đầy cảm động về một Vì Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã làm đối với chúng ta là những tạo vật, những con chiên của Ngài. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, được Chúa Cha phái đến, cũng tuyên bố : ” Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta và các chiên Ta biết Ta” (Ga 10, 14 ).
Hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi : tôi có phải là chiên của Chúa không, nếu phải thì tôi có biết Chúa không, biết thì biết thế nào ? “Biết” ở đây, không có nghĩa là “biết” nhờ đức tin, nhưng là “biết” nhờ đức mến. “Biết” không có nghĩa là “biết” được diễn tả qua thái độ tin, nhưng là “biết” được diễn tả qua việc làm. Chính thánh Gioan Tông Đồ đã viết điều này và làm chứng ở nơi khác : “Ai nói mình biết Thiên Chúa mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối” (1 Ga 2, 4).
Chúa Giêsu còn nói về các con chiên : ” Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi, Tôi cho chúng được sống đời đời và chúng sẽ không bao giờ hư mất ” (Ga 10, 27).
Vậy, ai chân thành đi theo Chúa Giêsu thì được nuôi dưỡng nơi đồng cỏ xanh tươi muôn đời. Đồng cỏ của đoàn chiên đây là gì nếu không phải là cảnh thiên đàng luôn xanh ngắt, khiến tâm hồn ngập tràn niềm vui, nơi có Thiên Chúa luôn hiện diện, nơi đây chiên theo Chúa và làm theo ý Chúa sẽ được hân hoan mừng lễ cùng với bao công dân Nước Trời.
Trên đây là những lý do với nhiều lý do khác mà Giáo hội gọi Chúa nhật thứ IV Phục Sinh là Chúa nhật Chúa Chiên Lành, đồng thời mời gọi con cái mình suy nghĩ đặc biệt về hình ảnh của Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, Vị Mục Tử Tối Cao đã hy sinh Mạng Sống Mình vì đoàn chiên. Chúa Giêsu muốn không chỉ có các mục tử tiếp bước, Người muốn những người nam nữ dâng mình cho Chúa trong đời thánh hiến, đến lượt mình, cũng xả thân mình để bảo vệ đàn chiên, đưa các con chiên lạc trở vể. Người mong ước các mục tử với ơn Người trợ giúp sẽ hoàn thành trách nhiệm dẫn dắt đoàn chiên đến đồng cỏ Nước Trời.
Chúa nhật Chúa Chiên Lành cũng là một Chúa nhật đặc biệt đối với các mục tử khi đặt mình vào vị trí của Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành duy nhất. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các mục tử thân yêu : nâng đỡ, cám ơn và khuyến khích các ngài ! Chúng ta cũng cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam có thêm nhiều linh mục lành thánh. Ý chỉ này cũng thật khẩn thiết cho Giáo hội hoàn vũ.
“Ơn gọi, chứng tá cho sự thật” là chủ đề ngày thế giới cầu cho ơn kêu gọi năm nay. Ðức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu người Công Giáo hãy “mở lòng chúng ta ra cho những lý tưởng tuyệt vời, cho những điều cao cả với niềm tín thác rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi công nghiệp tay Ngài là chúng ta. “Chính Ngài là Ðấng dựng nên ta, ta thuộc về Người; ta là dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt ” (Tv 100, 3). Và cùng với Ngài, chúng ta có thể tiến bước, trở thành những môn đệ và những chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa, trong khi mở rộng con tim của chúng ta với những lý tưởng tuyệt vời, và những điều cao cả.
Đức Nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI viết rằng : “Ngày nay vẫn vậy, sống trong cộng đồng các môn đệ là Giáo Hội, Chúa Giêsu Kitô kêu gọi đi theo Người”. Ngài cũng đặc biệt mời giới trẻ “hãy trau dồi nét hấp dẫn các giá trị, các mục tiêu nâng cao, các chọn lựa triệt để, để có thể phục vụ tha nhân theo chân Chúa Giêsu”. Chúa Giêsu không ngừng lặp đi lặp lại “Hãy đến! Hãy theo ta”. Theo Chúa Giêsu “có nghĩa là nhấn chìm ý muốn của chính mình vào thánh ý Chúa Giêsu, dành ưu tiên cho thánh ý Người và đặt Chúa Giêsu ở vị trí đầu so với tất cả những gì làm nên cuộc sống chúng ta : gia đình, công việc, những lợi ích ca nhân và bản thân”.
Xin cho giới trẻ hôm nay đang ở giữa biết bao những gợi ý nông cạn và phù phiếm, tạm thời, biết chuyên tâm trau dồi nét hấp dẫn đối với các giá trị, các mục tiêu cao thượng, những chọn lựa triệt để, hầu phục vụ tha nhân theo chân Chúa Giêsu. Đáp trả quảng đại và mau lẹ tiếng Chúa Kitô kêu gọi đi theo Người sát sao hơn nữa, đặc biệt với các thế hệ mới. Amen.
SUY NIỆM 7 - Br. Vincent SJ
Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp”.
Đoạn tin mừng vẫn nằm trong khung cảnh Đức Giêsu vừa chữa lành cho anh mù. Ngay sau đó Đức Giêsu nói với người Do-thái rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp”. Điều gì đã khiến Ngài nói mạnh như vậy?
Đây là đàn chiên có chủ bởi vì có cửa, có ràn để bảo vệ đàn chiên. Chỉ có chủ nhà và người nhà mới đường đường chính chính đi vào mà thôi hoặc khách được chủ dẫn đi. Thế nhưng, vẫn có những người mê đàn chiên này dù nó không thuộc về mình. Họ không đi đường chính vì họ không thuộc về và không muốn thuộc về, nhưng vô duyên ở chỗ họ muốn sở hữu nó bằng mọi giá.
Sự dữ lẻn vào họ khi họ đi đường khác trèo qua. Đức Giê su nói rất mạnh và rõ ràng họ là kẻ trộm, kẻ cướp. Ngài cảnh tỉnh họ để giúp họ sống đúng và chỉ sở hữu những gì thuộc về họ mà thôi.
→ Ngày hôm nay cũng có rất nhiều người muốn sở hữu cái không thuộc về họ. Họ tìm đủ mọi cách để sở hữu và chiếm đoạt của người khác bằng đủ mọi cách. Lời Chúa có làm cho họ chùn bước, có làm cho họ phải suy nghĩ lại? Tôi thấy mình cũng đang sở hữu những gì không thuộc về mình? Tôi sẽ đền bù lại bằng cách nào?
→ Lạy Chúa, tất cả là của Chúa. Xin Chúa sử dụng hoàn toàn theo ý Chúa. Chỉ xin ban cho con lòng mến và ân sủng Chúa là đủ cho con.
SUY NIỆM 8 - An-tôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Chiên là con vật quen thuộc đối với người Do-thái.
Người ta nuôi chiên thành từng đàn trên những đồng cỏ.
Chiên cho con người nhiều thứ cần dùng như sữa, thịt, len, da…
Người ta thương chiên vì thái độ hiền lành của chúng:
“như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông” (Is 53,7).
Ở Israel, chiên bao giờ cũng phải có người chăn,
Vì luôn có những hiểm nguy do chiên đi lạc đàn hay do dã thú.
Người mục tử ngày đêm lo cho sự an toàn và hạnh phúc của chiên.
Ngày phải đưa chiên đi tìm những đồng cỏ mới (1 Sbn 4,39-40),
Đêm phải thức để canh phòng cho chiên (Lc 2,8).
Tương quan giữa người mục tử và chiên thật thân thiết,
Đến nỗi gần như là tương quan giữa người với người (2 Sm 12,3).
Trong bài Tin Mừng hôm nay, ta cũng thấy tương quan thân thiết ấy.
Người mục tử đường đường chính chính đi qua cửa mà vào,
chứ không lén lút như kẻ trộm leo rào mà vào (Ga 10,1).
Anh được người giữ cửa mở cửa cho.
Trong ràn chiên có thể có mấy đàn chiên ở chung.
Anh gọi đàn chiên riêng của anh bằng giọng của anh,
gọi chúng bằng tiếng kêu mà chỉ chúng mới hiểu là tiếng của chủ.
Khi cả đàn chiên của anh nhận ra tiếng của người chăn,
chúng sẽ theo sự dẫn dắt của anh để ra khỏi ràn.
Anh đi trước, chúng theo sau.
Tiếng của anh, bóng của anh, là hướng để chúng đi tới.
Chúng an tâm vì biết mình đang đi theo ai.
Như thế đàn chiên trông có vẻ ngây ngô, ngờ nghệch,
nhưng lại có sự bén nhậy trong việc nhận ra mình nên đi theo ai.
Không phải ai gọi cũng theo đâu,
mà phải đúng tiếng gọi quen thuộc của chủ mình, với nét rất đặc biệt.
Người lạ đừng hòng đánh lừa chiên, đừng hòng nhái tiếng gọi của chủ.
Vì chiên chẳng những không theo, lại còn chạy trốn vì sợ (Ga 10,5).
Người lạ hay kẻ trộm kẻ cướp đều mưu tìm ích lợi cho mình,
Bằng cách ăn trộm, giết hại và phá hủy đàn chiên (Ga 10,10).
Đức Giêsu nhận mình là người mục tử nhân hậu.
Ngài phán: “Tôi đến để chiên có sự sống và có dồi dào” (Ga 10,10).
Ngài trao sự sống đó bằng cách hy sinh sự sống của chính mình.
Đức Giêsu cũng nhận mình là Cửa ràn chiên (Ga 10,7.9).
Nếu ai qua Cửa Giêsu mà vào thì sẽ được cứu.
Qua Cửa này mà đi vào thì được bảo đảm an toàn,
qua Cửa này mà đi ra thì sẽ gặp được đồng cỏ xanh non (Ga 10,9).
Thiên Chúa của dân Israel thường được ví như một mục tử,
vừa bổ sức, vừa dẫn dắt, lại vừa bảo vệ đoàn chiên (Tv 23; Is 40,11).
Đức Giêsu nhận mình là Mục tử tốt lành của đàn chiên (Ga 10,11),
và trong lần hiện ra bên bờ hồ Galilê sau phục sinh,
Ngài đã muốn Phêrô chăn dắt đàn chiên của Ngài (Ga 21,15-17).
Trong Chúa nhật thứ tư sau Lễ Phục sinh, Chúa nhật Chúa Chiên Lành,
Giáo Hội mời chúng ta cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục tu sĩ.
Giáo Hội cần mục tử cho cánh đồng thế giới với 7 tỷ rưỡi con người.
Có những chiên ở trong ràn, và chiên ở ngoài ràn.
Cả chiên ở ngoài ràn cũng là chiên của Mục Tử Giêsu (Ga 10,16).
“Tôi phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng Tôi,
và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một người mục tử” (Ga 10,16).
Đó là ước mơ của Chúa Giêsu.
Chỉ mong chúng ta làm cho tròn ước mơ đó.
Cầu Nguyện
Xin hãy gọi tên con, lạy Chúa Giêsu,
xin hãy gọi tên con.
Những khi con tất bật vì bộn bề công việc,
xin hãy gọi tên con để nhắc nhở con,
như Chúa đã gọi tên chị Mác-ta đang dọn bữa.
Những khi con đi lạc đường mà không hay biết,
xin hãy gọi tên con và kêu con trở lại,
như Chúa đã gọi tên anh Sa-un
trên đường đi Đa-mát.
Những khi con khóc lóc và tìm kiếm Chúa,
xin hãy gọi tên con để con thấy Chúa ở ngay bên,
như Chúa đã gọi tên chị Maria đứng bên mộ.
Những khi con sa ngã vì quá tự hào,
xin hãy gọi tên con nhiều lần,
và hỏi con nhiều lần về tình yêu,
như Chúa đã gọi tên anh Simon bên hồ Galilê
trước khi trao cho anh sứ mạng.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy âu yếm gọi tên con,
như một con chiên trong đàn chiên của Chúa.
Và xin viết tên con trong lòng bàn tay. Amen.
Cha Mark Link SJ, có mô tả một cái chuồng chiên trong câu chuyện: “Vùng đất thánh - The Holy Land” của John Kellm: Chuồng chiên ở Do Thái có một bức tường bằng đá chung quanh cao khoảng bốn bộ (cỡ 1m4) và một lối vào.
Kellman kể rằng: Ngày nọ một du khách Thánh Địa đã trông thấy một cái chuồng chiên ngoài đồng gần Hebron. Anh du khách hỏi người mục tử đang ngồi cạnh đó: “Cửa chuồng của anh ở đâu ?”. Người mục tử liền đáp: “Tôi chính là cửa chuồng”. Đoạn người mục tử kể cho du khách nghe anh ta nằm chặn ngang lối vào chật hẹp đó. Không có chú chiên nào có thể bỏ chuồng đi ra, và cũng chẳng có con thú rừng nào có thể đi vào mà không bước qua mình anh ta.
Suy niệm
Đức Kitô là cửa mở rộng đến sự sống như Ngài tuyên bố: “Ta đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Ngài là cửa mở rộng dẫn đưa chúng ta vào sự sống, hình ảnh rõ nét nhất là trái tim của Ngài bị đâm thâu (x. Ga 19,34), như cánh cửa tâm hồn của Thiên Chúa mở ra, tuôn trào nguồn sống cho nhân loại qua hình ảnh máu và nước: Máu sự sống mới và nước trường sinh nuôi dưỡng nhân loại như thánh Grégoire le Grand chia sẻ: “Chính Ngài là cửa, bởi vì qua Ngài mà chúng ta đến với Ngài”....
Tin Mừng Gioan 10,1-10 gợi cho chúng ta ba yếu tố cơ bản: cửa, chủ chiên và chiên. Cả ba hợp nhất trong một hình ảnh: Người chăn chiên chân chính, và đàn chiên của mình qua cửa tình yêu, cửa sự sống như Chúa Giêsu nhấn mạnh. Qua Đức Kitô là cửa, người chăn chiên được đi trong sự chính danh chủ chiên, chứ không phải là người làm thuê, và càng không phải là kẻ trộm cướp vì họ không đi qua cửa mà vào với chiên như Chúa Giêsu đã chứng nhận (x. Ga 10,2). Thật thế, người chủ chiên phải đi qua cửa là Đức Kitô như Ngài nói: “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Chuồng chiên như là hình ảnh của cung lòng Chúa Cha, nơi đó mọi chiên được chăm sóc dưỡng nuôi.
Chiêm ngắm Đức Kitô - Đấng là cửa để ai đi vào đó thì có sự sống, tôi và bạn tìm đến với Ngài dù tâm hồn đầy thương tích như những chú chiên bị thương, nhưng tin vào lời Ngài đã hứa: “Ta là cửa, ai qua Ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi”… Hơn nữa, được nuôi dưỡng như Ngài khẳng định: “người ấy sẽ ra vào và tìm thấy của nuôi thân” (Ga 10,9).
Cầu mong cho các bậc chủ chiên trong Giáo hội luôn là mục tử đi dưới cửa: Không phải là cửa quyền mà là cửa tình yêu đi vào sức sống... như thánh Augustinô đã chia sẻ với các tín hữu về người mục tử: “Đức Kitô là cửa đến với các bạn, đó là qua Đức Kitô, tôi đi đến, không phải là nhà của các bạn mà là trái tim của các bạn, các bạn lắng nghe Đức Kitô trong tôi, và bởi vì các bạn là chiên của Đức Kitô, mà các bạn đã được mua lại bằng chính giá máu của Đức Kitô”.
Chiêm ngắm Đức Kitô - Đấng là cửa mở rộng cho tất cả, tôi và bạn dâng một lời cầu nguyện cho ơn gọi và nói về các người trẻ về lý tưởng hiến dâng, lý tưởng trở nên mục tử, trở nên cửa tình yêu, cửa sự sống: “Đẹp thay những bước chân rao giảng đem Tin Mừng”.
Ý lực sống
“Chính Chúa là bầu trời và cũng là tổ ấm. Chúa ấp ủ hồn con bằng màu sắc âm thanh, bằng hương hoa ngào ngạt là tình yêu của Ngài” (Tagore, Gitanjali #67).
SUY NIỆM 6 - Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
“Đức Chúa phán thế này: Này Ta chống lại các mục tử, Ta sẽ đòi lại chiên Ta nơi tay chúng ” (Ez 34, 10). Các mục tử đã làm gì để Thiên Chúa nổi giận và đòi lại chiên đây? Qua miệng ngôn sứ Ezêkiel, Thiên Chúa còn nói mạnh hơn nữa : “Ta sẽ không để chúng chăn chiên Ta nữa. Các mục tử sẽ không còn được chăn nuôi lấy mình chúng nữa. Ta sẽ giựt lấy chiên khỏi mõm chúng, khiến chiên Ta không còn là mồi ngon cho chúng ăn thịt nữa ” (Ez 34, 10). À thì ra, các mục tử chỉ để ý đến lợi ích của mình, không dám xả thân vì để cứu chiên, nay Chúa đòi lại chiên và Ngài tuyên bố : “Chính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta, và Ta sẽ chăm nom đến chúng ” (Ez 34, 10). Thiên Chúa chăm nom chiên như thế nào? Ngài phán : ” Như người mục tử chăm nom đàn chiên của mình vào ngày nó ở giữa chiên phiêu bạt thế nào, cũng vậy Ta sẽ chăm nom chiên của Ta. Ta sẽ kéo chúng ra khỏi nơi chúng tán loại, vào ngày mây mù đen tối. Ta sẽ đem chúng ra khỏi các dân. Ta sẽ thâu họp chúng lại từ các xứ. Ta sẽ dẫn chúng về lại thửa đất của chúng. Và Ta sẽ chăn nuôi chúng trên núi Israel ” (Ez 34, 13-14).
Những “ngọn núi Israel ” theo các tác giả Thánh Kinh là nơi an nhàn, có suối nước trong lành, không có gì độc hại và nguy hiểm, nơi ấy có đồng cỏ non xanh tốt, màu mỡ (x. Ez 34, 13-15). Nếu ta muốn an toàn thoải mái, hãy đến đó tận hưởng. “Đức Chúa phán: Chiên thất lạc, Ta sẽ tìm kiếm. Chiên tản mác, Ta sẽ lùa về. Chiên xây xát, Ta sẽ băng bó. Chiên bệnh hoạn, Ta sẽ bổ sức ” (Ez 34, 16). Những ngọn núi chúng ta vừa nói ở trên còn ám chỉ dòng suối chảy Tin Mừng được rao giảng từ các Tông Đồ cho đến tận cùng thế giới : ” Tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển ” (Ps 18, 5).
Thật là hình ảnh cụ thể tuyệt đẹp và đầy cảm động về một Vì Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã làm đối với chúng ta là những tạo vật, những con chiên của Ngài. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, được Chúa Cha phái đến, cũng tuyên bố : ” Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta và các chiên Ta biết Ta” (Ga 10, 14 ).
Hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi : tôi có phải là chiên của Chúa không, nếu phải thì tôi có biết Chúa không, biết thì biết thế nào ? “Biết” ở đây, không có nghĩa là “biết” nhờ đức tin, nhưng là “biết” nhờ đức mến. “Biết” không có nghĩa là “biết” được diễn tả qua thái độ tin, nhưng là “biết” được diễn tả qua việc làm. Chính thánh Gioan Tông Đồ đã viết điều này và làm chứng ở nơi khác : “Ai nói mình biết Thiên Chúa mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối” (1 Ga 2, 4).
Chúa Giêsu còn nói về các con chiên : ” Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi, Tôi cho chúng được sống đời đời và chúng sẽ không bao giờ hư mất ” (Ga 10, 27).
Vậy, ai chân thành đi theo Chúa Giêsu thì được nuôi dưỡng nơi đồng cỏ xanh tươi muôn đời. Đồng cỏ của đoàn chiên đây là gì nếu không phải là cảnh thiên đàng luôn xanh ngắt, khiến tâm hồn ngập tràn niềm vui, nơi có Thiên Chúa luôn hiện diện, nơi đây chiên theo Chúa và làm theo ý Chúa sẽ được hân hoan mừng lễ cùng với bao công dân Nước Trời.
Trên đây là những lý do với nhiều lý do khác mà Giáo hội gọi Chúa nhật thứ IV Phục Sinh là Chúa nhật Chúa Chiên Lành, đồng thời mời gọi con cái mình suy nghĩ đặc biệt về hình ảnh của Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, Vị Mục Tử Tối Cao đã hy sinh Mạng Sống Mình vì đoàn chiên. Chúa Giêsu muốn không chỉ có các mục tử tiếp bước, Người muốn những người nam nữ dâng mình cho Chúa trong đời thánh hiến, đến lượt mình, cũng xả thân mình để bảo vệ đàn chiên, đưa các con chiên lạc trở vể. Người mong ước các mục tử với ơn Người trợ giúp sẽ hoàn thành trách nhiệm dẫn dắt đoàn chiên đến đồng cỏ Nước Trời.
Chúa nhật Chúa Chiên Lành cũng là một Chúa nhật đặc biệt đối với các mục tử khi đặt mình vào vị trí của Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành duy nhất. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các mục tử thân yêu : nâng đỡ, cám ơn và khuyến khích các ngài ! Chúng ta cũng cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam có thêm nhiều linh mục lành thánh. Ý chỉ này cũng thật khẩn thiết cho Giáo hội hoàn vũ.
“Ơn gọi, chứng tá cho sự thật” là chủ đề ngày thế giới cầu cho ơn kêu gọi năm nay. Ðức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu người Công Giáo hãy “mở lòng chúng ta ra cho những lý tưởng tuyệt vời, cho những điều cao cả với niềm tín thác rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi công nghiệp tay Ngài là chúng ta. “Chính Ngài là Ðấng dựng nên ta, ta thuộc về Người; ta là dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt ” (Tv 100, 3). Và cùng với Ngài, chúng ta có thể tiến bước, trở thành những môn đệ và những chứng nhân cho tình yêu của Thiên Chúa, trong khi mở rộng con tim của chúng ta với những lý tưởng tuyệt vời, và những điều cao cả.
Đức Nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI viết rằng : “Ngày nay vẫn vậy, sống trong cộng đồng các môn đệ là Giáo Hội, Chúa Giêsu Kitô kêu gọi đi theo Người”. Ngài cũng đặc biệt mời giới trẻ “hãy trau dồi nét hấp dẫn các giá trị, các mục tiêu nâng cao, các chọn lựa triệt để, để có thể phục vụ tha nhân theo chân Chúa Giêsu”. Chúa Giêsu không ngừng lặp đi lặp lại “Hãy đến! Hãy theo ta”. Theo Chúa Giêsu “có nghĩa là nhấn chìm ý muốn của chính mình vào thánh ý Chúa Giêsu, dành ưu tiên cho thánh ý Người và đặt Chúa Giêsu ở vị trí đầu so với tất cả những gì làm nên cuộc sống chúng ta : gia đình, công việc, những lợi ích ca nhân và bản thân”.
Xin cho giới trẻ hôm nay đang ở giữa biết bao những gợi ý nông cạn và phù phiếm, tạm thời, biết chuyên tâm trau dồi nét hấp dẫn đối với các giá trị, các mục tiêu cao thượng, những chọn lựa triệt để, hầu phục vụ tha nhân theo chân Chúa Giêsu. Đáp trả quảng đại và mau lẹ tiếng Chúa Kitô kêu gọi đi theo Người sát sao hơn nữa, đặc biệt với các thế hệ mới. Amen.
SUY NIỆM 7 - Br. Vincent SJ
Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp”.
Đoạn tin mừng vẫn nằm trong khung cảnh Đức Giêsu vừa chữa lành cho anh mù. Ngay sau đó Đức Giêsu nói với người Do-thái rằng: “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp”. Điều gì đã khiến Ngài nói mạnh như vậy?
Đây là đàn chiên có chủ bởi vì có cửa, có ràn để bảo vệ đàn chiên. Chỉ có chủ nhà và người nhà mới đường đường chính chính đi vào mà thôi hoặc khách được chủ dẫn đi. Thế nhưng, vẫn có những người mê đàn chiên này dù nó không thuộc về mình. Họ không đi đường chính vì họ không thuộc về và không muốn thuộc về, nhưng vô duyên ở chỗ họ muốn sở hữu nó bằng mọi giá.
Sự dữ lẻn vào họ khi họ đi đường khác trèo qua. Đức Giê su nói rất mạnh và rõ ràng họ là kẻ trộm, kẻ cướp. Ngài cảnh tỉnh họ để giúp họ sống đúng và chỉ sở hữu những gì thuộc về họ mà thôi.
→ Ngày hôm nay cũng có rất nhiều người muốn sở hữu cái không thuộc về họ. Họ tìm đủ mọi cách để sở hữu và chiếm đoạt của người khác bằng đủ mọi cách. Lời Chúa có làm cho họ chùn bước, có làm cho họ phải suy nghĩ lại? Tôi thấy mình cũng đang sở hữu những gì không thuộc về mình? Tôi sẽ đền bù lại bằng cách nào?
→ Lạy Chúa, tất cả là của Chúa. Xin Chúa sử dụng hoàn toàn theo ý Chúa. Chỉ xin ban cho con lòng mến và ân sủng Chúa là đủ cho con.
SUY NIỆM 8 - An-tôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Chiên là con vật quen thuộc đối với người Do-thái.
Người ta nuôi chiên thành từng đàn trên những đồng cỏ.
Chiên cho con người nhiều thứ cần dùng như sữa, thịt, len, da…
Người ta thương chiên vì thái độ hiền lành của chúng:
“như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông” (Is 53,7).
Ở Israel, chiên bao giờ cũng phải có người chăn,
Vì luôn có những hiểm nguy do chiên đi lạc đàn hay do dã thú.
Người mục tử ngày đêm lo cho sự an toàn và hạnh phúc của chiên.
Ngày phải đưa chiên đi tìm những đồng cỏ mới (1 Sbn 4,39-40),
Đêm phải thức để canh phòng cho chiên (Lc 2,8).
Tương quan giữa người mục tử và chiên thật thân thiết,
Đến nỗi gần như là tương quan giữa người với người (2 Sm 12,3).
Trong bài Tin Mừng hôm nay, ta cũng thấy tương quan thân thiết ấy.
Người mục tử đường đường chính chính đi qua cửa mà vào,
chứ không lén lút như kẻ trộm leo rào mà vào (Ga 10,1).
Anh được người giữ cửa mở cửa cho.
Trong ràn chiên có thể có mấy đàn chiên ở chung.
Anh gọi đàn chiên riêng của anh bằng giọng của anh,
gọi chúng bằng tiếng kêu mà chỉ chúng mới hiểu là tiếng của chủ.
Khi cả đàn chiên của anh nhận ra tiếng của người chăn,
chúng sẽ theo sự dẫn dắt của anh để ra khỏi ràn.
Anh đi trước, chúng theo sau.
Tiếng của anh, bóng của anh, là hướng để chúng đi tới.
Chúng an tâm vì biết mình đang đi theo ai.
Như thế đàn chiên trông có vẻ ngây ngô, ngờ nghệch,
nhưng lại có sự bén nhậy trong việc nhận ra mình nên đi theo ai.
Không phải ai gọi cũng theo đâu,
mà phải đúng tiếng gọi quen thuộc của chủ mình, với nét rất đặc biệt.
Người lạ đừng hòng đánh lừa chiên, đừng hòng nhái tiếng gọi của chủ.
Vì chiên chẳng những không theo, lại còn chạy trốn vì sợ (Ga 10,5).
Người lạ hay kẻ trộm kẻ cướp đều mưu tìm ích lợi cho mình,
Bằng cách ăn trộm, giết hại và phá hủy đàn chiên (Ga 10,10).
Đức Giêsu nhận mình là người mục tử nhân hậu.
Ngài phán: “Tôi đến để chiên có sự sống và có dồi dào” (Ga 10,10).
Ngài trao sự sống đó bằng cách hy sinh sự sống của chính mình.
Đức Giêsu cũng nhận mình là Cửa ràn chiên (Ga 10,7.9).
Nếu ai qua Cửa Giêsu mà vào thì sẽ được cứu.
Qua Cửa này mà đi vào thì được bảo đảm an toàn,
qua Cửa này mà đi ra thì sẽ gặp được đồng cỏ xanh non (Ga 10,9).
Thiên Chúa của dân Israel thường được ví như một mục tử,
vừa bổ sức, vừa dẫn dắt, lại vừa bảo vệ đoàn chiên (Tv 23; Is 40,11).
Đức Giêsu nhận mình là Mục tử tốt lành của đàn chiên (Ga 10,11),
và trong lần hiện ra bên bờ hồ Galilê sau phục sinh,
Ngài đã muốn Phêrô chăn dắt đàn chiên của Ngài (Ga 21,15-17).
Trong Chúa nhật thứ tư sau Lễ Phục sinh, Chúa nhật Chúa Chiên Lành,
Giáo Hội mời chúng ta cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục tu sĩ.
Giáo Hội cần mục tử cho cánh đồng thế giới với 7 tỷ rưỡi con người.
Có những chiên ở trong ràn, và chiên ở ngoài ràn.
Cả chiên ở ngoài ràn cũng là chiên của Mục Tử Giêsu (Ga 10,16).
“Tôi phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng Tôi,
và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một người mục tử” (Ga 10,16).
Đó là ước mơ của Chúa Giêsu.
Chỉ mong chúng ta làm cho tròn ước mơ đó.
Cầu Nguyện
Xin hãy gọi tên con, lạy Chúa Giêsu,
xin hãy gọi tên con.
Những khi con tất bật vì bộn bề công việc,
xin hãy gọi tên con để nhắc nhở con,
như Chúa đã gọi tên chị Mác-ta đang dọn bữa.
Những khi con đi lạc đường mà không hay biết,
xin hãy gọi tên con và kêu con trở lại,
như Chúa đã gọi tên anh Sa-un
trên đường đi Đa-mát.
Những khi con khóc lóc và tìm kiếm Chúa,
xin hãy gọi tên con để con thấy Chúa ở ngay bên,
như Chúa đã gọi tên chị Maria đứng bên mộ.
Những khi con sa ngã vì quá tự hào,
xin hãy gọi tên con nhiều lần,
và hỏi con nhiều lần về tình yêu,
như Chúa đã gọi tên anh Simon bên hồ Galilê
trước khi trao cho anh sứ mạng.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy âu yếm gọi tên con,
như một con chiên trong đàn chiên của Chúa.
Và xin viết tên con trong lòng bàn tay. Amen.