GIÁO PHẬN PHAN THIẾT

http://gpphanthiet.net


Kinh Truyền Tin lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa

Trưa Chúa Nhật 7/1, sau khi cử hành thánh lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa tại Nhà nguyện Sistine và rửa tội cho một số trẻ em là con của các nhân viên Vatican, Đức Thánh Cha đã đến Cửa sổ Dinh Tông toà để cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Đọc tất cả  

Bài huấn dụ ngắn của Đức Thánh Cha trước khi đọc Kinh Truyền Tin

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta mừng Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa (x. Mc 1,7-11). Việc này diễn ra gần sông Giođan, nơi Gioan – do đó được gởi là Tẩy Giả - thực hiện một nghi thức thanh tẩy, thể hiện sự cam kết từ bỏ tội lỗi và hoán cải. Dân chúng đến chịu phép rửa với lòng khiêm nhường, với sự chân thành, “với linh hồn và đi chân đất”, và Chúa Giêsu cũng đến đó, khai mạc sứ vụ của Người: qua đó Người chứng tỏ rằng Người muốn gần gũi với các tội nhân, rằng Người đã đến vì họ, vì tất cả chúng ta !

Và chính vào ngày đó một số sự kiện đặc biệt đã xảy ra. Ông Gioan Tẩy Giả đã nói điều gì đó lạ thường, công khai nhìn nhận nơi Chúa Giêsu, với vẻ bề ngoài dường như ngang hàng với tất cả những người khác, một người “mạnh hơn” (c. 7) hơn ông, Đấng “sẽ làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần” (c. 8). Khi ấy các tầng trời mở ra, Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu như chim bồ câu (xem c. 10) và từ trên cao có tiếng Chúa Cha tuyên bố: “Con là Con yêu dấu của Cha: Cha hài lòng về Con” (c. 11).

Tất cả những điều này, một mặt cho chúng ta thấy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, mặt khác nói với chúng ta về Bí tích Rửa tội, làm cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa. Bởi vì Bí tích Rửa tội làm cho chúng ta trở thành con cái của Thiên Chúa.

Bí tích Rửa tội: Thiên Chúa đến trong chúng ta, thanh tẩy và chữa lành tâm hồn chúng ta khỏi tội lỗi, làm cho chúng ta mãi mãi trở thành con cái của Người, thành dân tộc và gia đình của Người, thành những người thừa kế Thiên Đàng (xem Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1279). Thiên Chúa trở nên gần gũi với chúng ta và không bao giờ rời xa nữa. Vì vậy, thật quan trọng cần nhớ về ngày Rửa tội. Bao nhiêu người trong chúng ta nhớ về ngày rửa tội của chúng ta.

Chúng ta cũng tạ ơn Chúa vì cha mẹ đã đưa chúng ta đến phép rửa, vì những người đã cửa hành Bí tích cho chúng ta, vì cha đỡ đầu và mẹ đỡ đầu, vì cộng đoàn nơi chúng ta đã lãnh nhận Bí tích này.

Và chúng ta hãy tự hỏi: tôi có ý thức được món quà to lớn mà tôi mang trong mình nhờ Bí tích Rửa tội không? Trong cuộc đời tôi, tôi có nhận ra ánh sáng hiện diện của Thiên Chúa, Đấng coi tôi như người con yêu dấu của Người không? Và bây giờ, để ghi nhớ Bí tích Rửa tội, chúng ta chào đón sự hiện diện của Thiên Chúa trong chúng ta. Chúng ta có thể làm điều này bằng dấu thánh giá, dấu ấn trong chúng ta về ân sủng của Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta và mong muốn ở với chúng ta. Chúng ta hãy cùng nhau làm dấu: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Đừng quên ngày Rửa tội như một ngày sinh nhật.

Xin Mẹ Maria, đền thờ của Chúa Thánh Thần, giúp chúng ta cử hành và đón nhận những điều kỳ diệu mà Chúa thực hiện nơi chúng ta.

Nguồn tin: www.vaticannews.va

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây