Thánh Catarina Siêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh.

Chủ nhật - 28/04/2019 09:12

Thứ Hai tuần 2 Phục Sinh – Thánh Catarina Siêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.

"Nếu không tái sinh bởi trời, thì chẳng ai được thấy Nước Chúa".

 

* Thánh nữ sinh năm 1347 tại Xiêna. Ngay từ thuở niên thiếu, chị đã khao khát sống cuộc đời hoàn thiện, khát khao chiêm ngưỡng Chúa Kitô chịu đóng đinh, và phục vụ Hội Thánh bấy giờ đang bị xâu xé. Vì thế, chị đã gia nhập Dòng Ba Đaminh. Thấm nhuần tinh thần của thánh Đaminh, chị yêu mến Thiên Chúa và tha nhân một cách nồng nàn, cổ võ bình an thuận hòa giữa các thành của nước Italia, can đảm bênh vực quyền lợi và sự tự do của Đức Giáo Hoàng và canh tân đời sống đạo đức. Chị là tác giả của nhiều tác phẩm đạo lý và tu đức. Chị qua đời năm 1380. Ngày 18 tháng 06 năm 1939, Đức Giáo Hoàng Piô XII tuyên phong chị làm bổn mạng nước Italia. Và ngày 04 tháng 10, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tuyên phong cho chị là tiến sĩ Hội Thánh.

 

Lời Chúa: Ga 3, 1-8

Khi ấy, trong nhóm biệt phái, có người tên là Nicôđêmô, một đầu mục của người Do-thái. Ông đến thăm Chúa Giêsu ban đêm và thưa rằng: "Lạy Thầy, chúng tôi nhận biết Thầy là một vị tôn sư Thiên Chúa uỷ phái đến. Vì không ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người đó". Chúa Giêsu đáp: "Thật, Tôi bảo thật cho ông biết, nếu không tái sinh bởi trời, thì chẳng ai được thấy Nước Chúa". Nicôđêmô thưa Chúa rằng: "Một người đã già, làm sao có thể tái sinh? Không lẽ người ấy lại vào lòng mẹ mà sinh ra lần nữa sao?"

Chúa Giêsu đáp: "Thật, Tôi bảo thật cho ông biết, nếu không tái sinh bởi nước và Thánh Thần, thì không ai được vào nước Thiên Chúa. Sự gì sinh bởi huyết nhục, thì là huyết nhục; và sự gì sinh bởi Thần Linh, thì là thần linh. Ông đừng ngạc nhiên vì nghe Tôi nói rằng: Các ngươi phải tái sinh bởi trời. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy".

 

 

 

SUY NIỆM 1: Cửa ngõ vào Nước Thiên Chúa

Trong đoạn Phúc Âm hôm nay chúng ta hãy chú ý đến tinh thần và dung mạo của ông Nicôđêmô, một người thuộc nhóm Pharisiêu, tức biệt phái và là thủ lãnh của dân Israel. Hai chi tiết này cho chúng ta biết là dung mạo nhân bản và thiêng liêng của ông.

Nicôđêmô là một nhà trí thức thông biết Kinh Thánh Cựu Ước và đã thành danh, có địa vị trong dân Israel, có những đặc quyền và đặc ân trong xã hội và có những bổn phận phải chu toàn cũng như những lợi danh cần duy trì. Ðể duy trì danh thế này, ông Nicôđêmô không dám công khai đến với Chúa mà chỉ muốn đến với Chúa ban đêm để người ta đừng trông thấy, để khỏi bị phiền phức và để khỏi bị mất uy tín xã hội mà ông đang vui hưởng.

Nhìn từ bên ngoài và trên bình diện tự nhiên nhân bản, thì có thể nói một người như ông Nicôđêmô đã được thỏa mãn trọn đủ, công thành danh toại rồi, không còn phải nghĩ thêm gì nữa. Tuy nhiên, nếu xét thêm một chút nữa, chúng ta sẽ thấy được một khao khát sâu xa nơi tâm hồn của ông Nicôđêmô, khao khát về ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống, khao khát một cuộc mạc khải trọn vẹn hơn về Thiên Chúa. Ông đã nghe biết giáo lý có uy tín của Chúa Giêsu nên đã dám gọi Chúa là một vị tôn sư và đã quan sát đúng việc lạ Chúa thực hiện và lý luận một cách tự nhiên là có Thiên Chúa hiện diện nơi con người mang danh Giêsu đây. Ông đã mở đầu cuộc đối thoại bằng một lời công nhận chân thành: "Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả thật, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy". Với thái độ sống như vậy, ông Nicôđêmô không còn xa Nước Thiên Chúa bao nhiêu. Nhưng điều mà cái nhìn phàm trần cho là lợi điểm của ông Nicôđêmô, tức sự hiểu biết của trí khôn, lại trở thành một cản trở, vì nếu muốn hiểu mọi sự nên ông Nicôđêmô chưa được chuẩn bị để đón nhận mầu nhiệm. Ông đã thắc mắc về ý nghĩa của việc sinh ra lại "Làm sao một người lớn tuổi mà có thể chui vào bụng mẹ để được sinh ra lại?"

Chúa Giêsu phải chuẩn bị thêm cho ông Nicôđêmô và long trọng xác nhận với ông rằng để theo Chúa, con người không thể ỷ lại vào sự hiểu biết hay vào lý lẽ khôn ngoan của con người. Cần phải được biến đổi bởi nước và Thánh Thần. Cần phải khiêm tốn lãnh nhận ân sủng Chúa ban và vâng phục sự soi sáng của Chúa Thánh Thần: "Không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa nếu không được sinh lại bởi ơn trên, không ai có thể vào Nước Thiên Chúa nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần." Bí tích rửa tội và ơn Chúa Thánh Thần là cửa ngõ mở vào Nước Thiên Chúa.

Lạy Cha, chúng con cảm tạ Cha vô cùng vì đã ban ơn Thánh Thần xuống để sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con, xin giải thoát chúng con khỏi mọi tội lỗi và làm cho chúng con được sinh ra lại trong Chúa Kitô Phục Sinh. Xin Cha thương cho Chúa Thánh Thần hoàn tất trong mỗi người chúng con điều mà ân sủng bí tích Rửa Tội đã bắt đầu. Xin cho chúng con có thái độ khiêm tốn để lãnh nhận những sự thật do Chúa mạc khải và can đảm làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

 

SUY NIỆM 2: Gió muốn thổi đâu thì thổi

Đức Giêsu đáp:

“Thật, tôi bảo thật ông:

không có ai có thể vào Nước Thiên Chúa,

nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí.

Cái gì bởi xác thịt mà sinh ra, thì là xác thịt;

Còn cái gì bởi Thần Khí mà sinh ra, thì là Thần khí. (Ga. 3, 5-6)

Để đào sâu mầu nhiệm phục sinh, cần đọc lại Tin mừng theo thánh Gio-an. Đức Giêsu dầu gắn bó với những thực tại dưới đất, Người không ngừng hướng dẫn chúng ta vượt các thực tại đó để đi tới đức tin cho ta đạt tới vinh quang Thiên Chúa. Trong ba ngày này, chúng ta đọc lại cuộc đàm thoại của Đức Giêsu với ông Ni-cô-đem. Cần thiết chúng ta phải biết “tái sinh” mới tham dự được vào đời sống của Đức Kitô phục sinh vừa là nguồn sống vừa là cùng đích của ta. Chỉ xác tín niềm tin như ông Ni-cô-đem chưa đủ: “Quả thật, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy”. Cần phải có biến cố phục sinh để làm cho chúng ta đi sâu vào đời sống mới.

Đời sống mới ở đây cũng như nhiều nơi khác trong Tin mừng thánh Gio-an là sinh lại, sinh bởi ơn trên, không do đàn bà, nhưng do ơn Thánh Thần. Ngài là sự sống và là Đấng ban sự sống. Con người xác thịt được trở nên phần tử của nước Thiên Chúa, thành một người mới. Phép Rửa tội sinh ra ta trong Thánh Thần, đó là cách cho ta tham dự vào sự sống lại của Đức Giêsu. Thánh Thần làm cho ta nên con Thiên Chúa, cho ta sống trong con Thiên Chúa, hành động của Ngài khôn lường. Ngài là Thần Khí cao cả hơn lý trí con người, là gió, là hơi thở của Chúa Cha.

Không có sức bật nếu không ở trong Ngài. Chính nhờ Thánh Thần biến đổi dần dần đời sống chúng ta nên mạnh mẽ và gắn bó với Đức Kitô. Trong Ngài ta được thấy nước Thiên Chúa. Nhờ Ngài ta gọi Đức Giêsu là Chúa. Không có thể làm gì mà không Thánh Thần (1Cor. 12, 3). Đức tin không phải là tột đỉnh của suy luận, cũng không phải thần hứng chóng qua, nhưng là sự tìm tòi, phấn đấu chân thành lâu dài mà một người phải chấp nhận luôn luôn khởi sự lại tất cả. Ba Tin mừng nhất lãm đều nói: “Phải trở nên như con trẻ, nhỏ bé, nghèo hèn để đón nhận ơn cứu độ nước trời. Tin mừng Gio-an nói đến tái sinh, để nhờ sức mạnh của Thánh Thần làm cho nên “một tạo vật mới” như thánh Phao-lô nói trong thư Ga-la-ta (6, 15).

LP

 

SUY NIỆM 3: ĐỨC TIN SẼ GIÚP TA NHẬN RA PHÉP LẠ (Ga 3,1-8)

Ngày nay, chúng ta vẫn thường nghe, hay chứng kiến đây đó những phép lạ nhờ sự can thiệp của đấng này hay đấng nọ... Tuy nhiên, phép lạ có cần thiết cho đức tin của chúng ta hay không? Có phải do phép lạ mà chúng ta mới có đức tin hay nhờ đức tin mà chúng ta nhận ra phép lạ? Đây là điều chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài Tin Mừng hôm nay.

Thánh sử Gioan trình thuật câu chuyện giữa Đức Giêsu và Nicôđêmô. Sau khi Nicôđêmô chân nhận uy quyền của Đức Giêsu và tuyên xưng Ngài là Đấng bởi Thiên Chúa, ngay lập tức, Đức Giêsu đã dẫn ông từ những cảm nghiệm bên ngoài qua các dấu lạ đến việc đưa ông vào trọng tâm, nội dung và hệ quả của niềm tin.

Vì thế, điều cần đối với Nicôđêmô ở đây không phải là dừng lại ở những dấu lạ hay đưa ra một vài lời nhận định về Đức Giêsu, bởi những thứ đó chẳng đi đến đâu nếu không dẫn ông đến mầu nhiệm Nước Trời qua việc tái sinh bởi Nước và Thánh Thần. Tái sinh để trở về với một cuộc sống mới, lối suy nghĩ và hành xử mới. Nhất là cần có một tâm hồn thánh thiện, đơ sơ của trẻ thơ.

Tại sao Đức Giêsu lại đòi hỏi Nicôđêmô một điều kiện lớn lao như vậy? Thưa, bởi vì ông vốn là một Pharisêu, vì thế, cần phải đi đến hành động cách chân thực, chứ không chỉ có niềm tin khơi khơi trên giấy tờ, sách vở như các đồng môn của ông!

Như vậy, điều cần đối với Nicôđêmô lúc này là: nhạy bén để nhận ra Chúa và thi hành những điều Ngài truyền dạy chứ không phải chỉ là người đứng bên ngoài để nhận định về những phép lạ cũng như những lời dạy của Ngài. Đồng thời, cần khám phá ra ý nghĩa sâu xa nơi các phép lạ và thay đổi đời sống, chứ không dừng lại ở những chuyện phi thường trước mắt.

Bài Tin Mừng hôm nay gợi lại cho chúng ta cốt lõi về Bí tích Thánh Tẩy. Thật vậy, ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được trở nên tạo vật mới nhờ mặc lấy Đức Kitô và thuộc về Ngài. Đây là điều hãnh diện cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên, điều làm nên hạnh phúc lại không phụ thuộc hoàn toàn dựa trên dấu chỉ bề ngoài cho bằng một cuộc sống đạo thực sự được thúc đẩy từ bên trong nơi lòng mến.

Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin ban cho chúng con ơn can đảm để dám sống theo tinh thần của Chúa, và xin cho chúng con được ơn biến đổi từng ngày để xứng đáng là con Chúa và trở nên anh chị em với nhau. Amen.

Ngọc Biển SSP

 

SUY NIỆM 4: Được sinh ra từ trên

Mùa Phục sinh là thời gian những người dự tòng lãnh bí tích Thanh Tẩy.

Tuy họ là những người đã lớn khôn trưởng thành,

nhưng bí tích Thanh Tẩy đưa họ vào một cuộc sống mới,

cuộc sống như trẻ thơ được sinh lại nhờ Thánh Thần.

Để bước vào cuộc đời này, cần có một người cha sinh ra mình.

Để vào Nước Thiên Chúa, con người cần được Cha trên trời sinh ra.

Con người có sự sống đời này khi Chúa còn ban hơi thở tự nhiên.

Con người có sự sống vĩnh cửu khi được Chúa ban Thần Khí.

Bài Tin Mừng hôm nay nói về sự sinh ra bởi Thần khí, sinh ra từ trên.

Trong đêm tối, ông Nicôđêmô, một vị chức sắc của Thượng Hội Đồng,

đến gặp Đức Giêsu, người mà ông kính trọng gọi là Rabbi.

Ông tin Thầy Giêsu đến từ Thiên Chúa,

và vì Thầy có Thiên Chúa ở cùng nên Thầy mới làm được nhiều dấu lạ.

Có vẻ ông định hỏi Thầy về việc làm sao vào được Nước Thiên Chúa.

Đức Giêsu cho biết phải được sinh ra từ trên (anôthen).

Trong tiếng Hy-lạp, anôthen còn có nghĩa là lại, lần nữa.

Có lẽ vì thế mà Nicôđêmô tưởng là Đức Giêsu nói đến việc sinh lại.

Chính vì thế ông nêu lên thắc mắc :

“Một người đã già rồi, làm sao người ấy có thể được sinh lại lần nữa.”

Dĩ nhiên chúng ta không cần phải vào lòng mẹ lần thứ hai.

Nhưng kitô hữu thực sự phải là người đã được sinh ra bởi Thần Khí.

Tương tự như gió ở chung quanh ta.

Chúng ta chỉ có thể thấy những hậu quả của gió, nhưng không thấy được gió.

Người được sinh bởi Thần Khí cũng vậy.

Chúng ta cũng không rõ cách thức Thần Khí hoạt động nơi người ấy,

nhưng chúng ta nhìn thấy sự biến đổi sâu xa nơi cuộc đời mỗi người.

Mùa Phục sinh là thời gian của sự sống.

Chúng ta đã được sinh lại từ khi lãnh nhận Phép Rửa.

Hãy để cho sự  sống đó được làm mới lại và được lớn lên từng ngày.

Hãy để Thần Khí của Đấng Phục sinh nâng chúng ta lên cao,

để chúng ta thực sự là những người được sinh ra từ trên.

 

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu phục sinh

xin ban cho con sự sống của Chúa,

sự sống làm đời con mãi mãi xanh tươi.

Xin ban cho con bình an của Chúa,

bình an làm con vững tâm giữa sóng gió cuộc đời.

Xin ban cho con niềm vui của Chúa,

niềm vui làm khuôn mặt con luôn tươi tắn.

Xin ban cho con hy vọng của Chúa,

hy vọng làm con lại hăng hái lên đường.

Xin ban cho con Thánh Thần của Chúa,

Thánh Thần mỗi ngày làm mới lại đời con.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J

Thánh Catarina thành Siena
Cầu nối giữa trời và đất

Tiếng thét chói tai của bà Lapa Benincasa từ nhà bếp và vang trong con phố hẹp Siena. Bởi vì cô con gái thứ hai mươi tư Catarina trong số hai mươi lăm người con, vừa mới cạo đầu. Cô gái mười lăm tuổi đã kiên quyết rằng cô sẽ không kết hôn, và để thể hiện nghiêm túc với ý định của mình, cô ấy đã cạo đầu.

Cả hai bên đều thể hiện ý chí mạnh mẽ của mình. Ba mẹ Catarina, Giacomo đã trừng phạt cô con gái của mình vì tội không vâng lời. Cô phải làm việc như người giúp việc gia đình, và căn phòng của cô đã bị lấy đi để cô không có nơi để cầu nguyện. Nhưng Catarina rất thích cầu nguyện. Khi còn nhỏ, cô bắt chước các tu sĩ Dominican ở phía dưới đồi.

Năm 1352, khi chỉ mới sáu tuổi, cô đã nhìn thấy một thị kiến của Chúa Giêsu bên trên Nhà thờ San Domenico, cùng với các Tông đồ Phêrô, Gioan và Phaolô. Cha mẹ của Catarina, khăng khăng rằng cô đã kết hôn và trong một thời gian, Catarina đã đi cùng với các bữa tiệc và trang phục lễ hội mà chị gái đã kết hôn Bonaventura khuyến khích. Nhưng khi Bonaventura qua đời khi sinh con, Catarina lại tiếp tục cống hiến để chỉ thuộc về Chúa Giêsu. Không có gì cha mẹ cô nói hoặc làm là có thể thay đổi suy nghĩ của cô. Cô vui vẻ phục vụ họ và, giữa sự nhộn nhịp của một gia đình bận rộn, cô đã học được làm dịu tâm trí mình bằng cách xây dựng một căn phòng nội tâm trong chính tâm hồn mình, nơi cô ấy có thể tận hưởng sự ngọt ngào của Chúa.

Bị cản trở bởi gia đình; các anh trai chế giễu Catarina rất nhiều. Nhưng một ngày nọ, khi Catarina quỳ gối ở một góc cầu nguyện, Giacomo thấy một con bồ câu trắng xuất hiện trên đầu cô. Ông đã xem nó như một dấu hiệu từ Thiên Chúa. Catarina là một cô gái đặc biệt; từ đó trở đi Catarina được cung cấp phòng riêng của mình và được phép sống như cô ấy muốn.

Với lối suy nghĩ đạo đức, Catarina bước vào một cuộc sống ăn chay, cầu nguyện và đền tội. Niềm đam mê ngày càng lớn của cô đối với Chúa Kitô đã tạo ra một khao khát trong cô để bước vào đau khổ của Chúa Giêsu trên thập giá. Cô đặt lời thề im lặng, rời khỏi nhà chỉ để tham dự thánh lễ, thực hành những trận đánh nghiêm khắc và trừng phạt thân thể, và tước đoạt bản thân khỏi những giấc ngủ.

Ngay cả trong thế kỷ thứ mười bốn, cách thực hành sám hối của Catherine có vẻ nghiêm trọng và, vì cô không ở trong một tu viện, không Mẹ bề trên để tiết chế chúng. Mẹ cô ở bên cạnh con gái mình khóc nức nở: Con gái, mẹ đang thấy con chết trước mắt mẹ.

A. Một đám cưới mầu nhiệm

Mặc dù Catarina ngày càng yếu đi từ những yêu cầu mà cô áp đặt lên cơ thể mình, nhưng tinh thần cô lại dâng cao. Chúa Giêsu làm cho cô ấy biết đến cô ấy trong những thị kiến và lời nói, và cô ấy thường nhìn thấy và nói chuyện với Đức Mẹ Maria và các thánh.

Raymond thành Capua là người bạn thân của Catarina và là Cha linh hướng thứ ba và cuối cùng, nói tại một thời điểm rằng những mặc khải mà Catarina chia sẻ với Cha dường như phi thường đến nỗi Cha bắt đầu nghi ngờ rằng cô ấy đã nói sự thật.

Trong khi Cha đang nghĩ về những suy nghĩ này, Cha nhìn vào khuôn mặt của cô và thay vào đó là khuôn mặt oai phong của một người đàn ông có râu, cha nghi ngờ là Chúa Giêsu. Quá sợ hãi, cha hỏi: Ông là ai? Vừa nói những lời này, Raymond lại nhìn thấy khuôn mặt của Catarina, nhưng thị kiến của Cha về khuôn mặt của Chúa Kitô chấm dứt ngay lập tức những nghi ngờ của Cha.

Cuộc trò chuyện thân mật của Catarina với Chúa cuối cùng đã dẫn đến một “cuộc hôn nhân huyền bí.” Trong một thị kiến vào năm 1368, Đức Mẹ đã trình diện Catarina với Chúa Giêsu – Đấng đã trao tặng cho cô một chiếc nhẫn mà chỉ mình cô mới có thể nhìn thấy. “Cuộc hôn nhân” đã chấm dứt sự ẩn dật của Catarina. Chúa bắt đầu kêu gọi chị sống một cuộc sống công khai hơn để chị có thể gặt hái linh hồn cho Đấng Lang Quân của mình.

Catarina thực sự kinh hoàng: bởi vì Chị không muốn gì hơn là ở trong các bức tường của phòng mình. Trong lời cầu nguyện, cô đã phản đối rằng với tư cách là một thành viên của giới tính nữ yếu hơn, chị sẽ không thể đi ra một thế giới mà phụ nữ được cho là phải ở trong nhà.

Chúa trả lời: Trong mắt Ta không có phân biệt nam hay nữ, giàu hay nghèo nhưng tất cả đều bình đẳng, bởi vì Ta có thể làm mọi việc một cách bình đẳng dễ dàng”. Chúa đã chọn Catarina để trừng phạt những người đàn ông hống hách và có vẻ hiểu biết

B. Trở lại với Thế Giới

Người phụ nữ hai mươi mốt tuổi này, người đã giữ im lặng trong nhiều năm, đã phải học cách trở lại giữa mọi người, yêu họ như cô yêu Chúa Kitô. Cô bắt đầu bằng cách tham dự bữa tối cùng gia đình. Vài năm trước, vào năm 1365, cô đã tập thói quen của một nhóm chị em Dominican sống trong nhà riêng của họ và thực hiện các công việc từ thiện. Bây giờ, giống như họ, cô ấy hết lòng chăm sóc cho người nghèo và người bệnh.

Bởi vì sự khôn ngoan tâm linh của cô được biết đến, sự cô lập của Catarina đã chấm dứt, cô đắm chìm vào lòng thế giới. Đàn ông và phụ nữ đổ xô nghe những hiểu biết tâm linh sâu sắc của cô. Cuối cùng, một nhóm đệ tử tập hợp quanh cô, gọi cô là “Mẹ”, mặc dù nhiều người lớn tuổi hơn cô. Đây là những người bạn thân yêu của cô, người mà cô yêu mãnh liệt. Nhiều người trong số họ ở lại với cô cho đến khi cô chết.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều say mê Catarina. Một số người chế giễu cô và lan truyền những tin đồn xấu xa về cô. Ngay cả một số tu sĩ Dominican tại nhà thờ cũng cảm thấy khó chịu vì đôi khi cô khóc lớn trong Thánh lễ và gần như luôn đi vào những cơn xuất thần dài, trong lúc đó cô cứng nhắc và có vẻ vô cảm sau khi rước lễ.

Mặc dù có cuộc sống năng động hơn, Chúa vẫn gần gũi với Catarina. Thị kiến của cô tiếp tục, và sau một thị kiến, cô dần dần không thể tiêu hóa bất kỳ loại thực phẩm nào và chỉ tồn tại nhờ vào Bí tích Thánh Thể. Trong một thị kiến khác, Chúa đã trao trái tim mình cho cô. Còn một điều nữa, Catherine đã nhận được những vết thương đau đớn của Chúa Kitô, nhưng theo yêu cầu của cô, chúng vô hình với tất cả mọi người trừ cô.

Sau đó, vào năm 1370, trong một căn bệnh nghiêm trọng, cô đã trải qua một “cái chết thần bí”. Trong bốn giờ, cô xuất hiện và chết trong niềm vui của thiên đàng. Nhưng những trải nghiệm thần bí này, thay vì kéo cô ra khỏi thế giới, chỉ khiến cô chìm sâu hơn vào nó.

C. Đấu tranh chính trị.

Vòng tròn ảnh hưởng của Catarina đã bắt đầu mở rộng. Khi bệnh dịch hạch bùng phát ở Siena vào năm 1374, tin tức về sự can đảm của cô trong việc điều dưỡng người bệnh lan truyền. Cô trở nên nổi tiếng với sự chữa lành của mình: Khi một trong những người bạn của cô bị nhiễm trùng, cô nói với anh ta, Hãy đứng dậy. Đây không phải là lúc để nằm trên một chiếc giường êm ái! Danh tiếng ngày càng tăng của cô mang lời mời của cô đến các thành phố khác; Ở Pisa và những nơi khác, cô đã thuyết giảng hiệu quả đến mức một số linh mục phải đi cùng cô để nghe những lời thú tội của những tội nhân hối cải. Trong một số trường hợp, Catarina cầu nguyện cho những tên tội phạm cứng rắn, những người sau đó đã ăn năn hối cải trước khi bị xử tử.

Vào thời Catarina, nhiều giáo sĩ đã bị tha hóa bởi sự giàu có và quyền lực trần thế. Catherine liên tục cầu nguyện cho cải cách Giáo hội và viết nhiều lá thư cho các quan chức nhà thờ cao cấp, khuyến khích họ thoát khỏi tham nhũng và chọn những người đàn ông có đạo đức cho các văn phòng nhà thờ. Cô không bao giờ ngại nói ra những gì cô nghĩ và thẳng thắn nói với những người đứng đầu nhà nước và những người cai trị những gì cô tin là ý Chúa cho họ. Đối với một linh mục đã mất, cô ấy đã viết: Những người đáng lẽ là đền thờ của Thiên Chúa nay là chuồng của lợn.

Cả Catarina cũng không ngại nói với Florentines hãy trung thành với Giáo hoàng Grêgôriô XI, bất chấp căng thẳng gắn kết giữa Florence và giáo hoàng. Đối với Catherine, vị trí giáo hoàng là người đứng đầu Giáo Hội đã biến anh ta thành “Đức Kitô ngọt ngào trên trái đất.” Năm 1376, người dân Florence đã đề nghị Catherine đến Avignon ở Pháp, nơi các giáo hoàng đã cư trú từ năm 1309, làm trung gian hòa giải. Nhiệm vụ hòa bình đã thất bại vì Florence không có ý định thực sự hòa giải. Tuy nhiên, Catherine đã phát triển một mối quan hệ tình cảm với Gregory, người mà cô gọi là “Babbo Mio”, và đã thành công trong việc thuyết phục anh trở về Rome, một động thái mà cô tin rằng sẽ khôi phục hòa bình và củng cố chế độ giáo hoàng. Tuy nhiên, tình trạng của Giáo Hội tiếp tục suy giảm trong những năm cuối đời của cô..

Giáo hoàng Gregory XI qua đời và được thay thế bởi Giáo hoàng Urban VI. Catarinacầu xin Urban hãy đối xử với kẻ thù của mình một cách thương xót: “Hòa hợp giữa lòng thương xót với công lý, kẻo công lý của bạn trở nên bất công.” Giáo hoàng Urban VI xa lánh các giáo sĩ Pháp đến mức họ tuyên bố cuộc bầu cử giáo hoàng vô hiệu và bầu giáo hoàng của họ.

Giáo hoàng Urban VI muốn Catarina ở Rome hỗ trợ tinh thần, và vào năm 1378, cô và hai mươi hai đệ tử của mình đã đến đó. Ngay cả công dân của Rome cũng đang chống lại giáo hoàng. Catherine coi đây là một tội lỗi lớn, và cầu xin Chúa tha thứ cho họ và cho phép cô phải chịu hình phạt mà họ đáng phải chịu. Cô bị hành hạ bởi những linh hồn xấu xa và ngày càng yếu nhược về thể xác.

Tuy nhiên, cô tiếp tục đi bộ một dặm mỗi ngày đến Đền thờ Thánh Phêrô để dự Thánh lễ cho đến khi, cuối cùng, cô không còn có thể rời khỏi giường. Cô mất vào ngày 29 tháng 4 năm 1380, ở tuổi ba mươi ba. Cuộc ly giáo giáo hoàng mà Catarina thương tiếc sâu sắc tiếp tục bốn mươi bốn năm nữa, cho đến năm 1424.

D. Sách Cuộc đối thoại

Ngoài hàng trăm lá thư, Catarina đã để lại cho thế giới một tác phẩm kinh điển vĩ đại của văn học Kitô giáo. Trước khi chết, Catherine đã đọc “một cuốn sách” cho một trong những thư ký của cô khi cô đang ở trong trạng thái xuất thần, được biết đến với tên là Đối thoại. Thông qua một cuộc trò chuyện giữa Chúa và “một linh hồn”, Catherine đã tiết lộ chiều sâu của tình yêu và lòng thương xót của Chúa.

Cô mô tả Chúa Giêsu như một chiếc cầu nối giữa trời và đất, mà mỗi linh hồn phải leo lên để thoát khỏi chết đuối dưới dòng sông bên dưới. Cây cầu này có nấc cầu thang:

Nấc thang đầu tiên là bàn chân của Chúa Kitô đóng đinh trên thập tự giá, tượng trưng cho giai đoạn mà các linh hồn sợ hãi về hậu quả của tội lỗi và cố gắng tìm ra Chúa vì sợ hãi.

Nấc thang thứ hai là bên cạnh sườn Chúa Giêsu, từ đó các linh hồn có thể nhìn thấy trái tim của Chúa và nhận ra họ được Chúa yêu thương đến mức nào.

Nấc thang thứ ba là miệng Đức Kitô, nơi các linh hồn bây giờ yêu hoàn hảo và tìm thấy sự bình an từ cuộc chiến mà họ tiến hành chống lại tội lỗi. Cuộc đời của Catarina cũng là một cây cầu từ Chúa đến chúng ta. Cô ấy đã trải nghiệm sâu xa tình yêu và lòng thương xót thiêng liêng đã đáp lại bằng lòng tốt, không chỉ với Chúa mà còn với những người xung quanh, từ người nông dân nghèo khổ đến vị vua mạnh mẽ. Từ sự khôn ngoan mà cô nhận được từ Chúa, các tác phẩm của cô tiếp tục dạy cho chúng ta. Các tác phẩm được công nhận được công nhận chính thức vào năm 1970, khi Giáo hoàng Paul VI biến Catherine trở thành một Tiến sĩ của Giáo hội.

Patricia Mitchell là nhà biên tập của The Word Among Us Press. Câu chuyện của cô về Thánh Catarina đã được xuất bản trong “A Great Cloud of Witnesses: The Story of 16 Saints and Christian Heroes.”

Tác giả: Patricia Mitchell
Nguồn: [The Word Among Us]
Bro. Giuse Trung Tran, ‎C.Ss.R – chuyển ngữ


 

Trừ khi người ta được tái sinh

Monday (April 29): “Unless one is born anew”

 

Scripture: John 3:1-8  

1 Now there was a man of the Pharisees, named Nicodemus, a ruler of the Jews. 2 This man came to Jesus by night and said to him, “Rabbi, we know that you are a teacher come from God; for no one can do these signs that you do, unless God is with him.” 3 Jesus answered him, “Truly, truly, I say to you, unless one is born anew, he cannot see the kingdom of God.” 4 Nicodemus said to him, “How can a man be born when he is old? Can he enter a second time into his mother’s womb and be born?” 5 Jesus answered, “Truly, truly, I say to you, unless one is born of water and the Spirit, he cannot enter the kingdom of God. 6 That which is born of the flesh is flesh, and that which is born of the Spirit is spirit. 7 Do not marvel that I said to you, `You must be born anew.’ 8 The wind blows where it wills, and you hear the sound of it, but you do not know whence it comes or whither it goes; so it is with every one who is born of the Spirit.

Thứ Hai     29-4                Trừ khi người ta được tái sinh

 

Ga 3,1-8

1 Trong nhóm Pha-ri-sêu, có một người tên là Ni-cô-đê-mô, một thủ lãnh của người Do-thái.2Ông đến gặp Đức Giê-su ban đêm. Ông nói với Người: “Thưa Thầy, chúng tôi biết: Thầy là một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến. Quả vậy, chẳng ai làm được những dấu lạ Thầy làm, nếu Thiên Chúa không ở cùng người ấy.”3 Đức Giê-su trả lời: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên.”4 Ông Ni-cô-đê-mô thưa: “Một người đã già rồi, làm sao có thể sinh ra được? Chẳng lẽ người đó có thể trở vào lòng mẹ lần thứ hai để sinh ra sao? “5 Đức Giê-su đáp: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí.6 Cái bởi xác thịt sinh ra là xác thịt; cái bởi Thần Khí sinh ra là thần khí.7 Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên.8 Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy.”

Meditation: 

 

Do you nourish your faith with prayerful reflection of the word of God? When Nicodemus heard about Jesus’ miracles and extraordinary teaching, he decided to meet with him privately, away from the crowds and the public spotlight. Nicodemus was no ordinary Jew. He was a religious ruler and member of the Sanhedrin, which was the supreme court of the Jews, and a teacher of Israel (John 3:10). He was a devout Pharisee who sought to perfectly follow the law of Moses, as prescribed in the Five Books of Moses (Genesis, Exodus, Deuteronomy, Leviticus, and Numbers) and further elaborated in the numerous scribal laws, recorded in the Mishnah and the Talmud.

Nicodemus decided to meet with Jesus at night, possibly for two reasons. He may have been cautious and  not ready to publicly associate himself with Jesus since many Pharisees opposed Jesus’ teaching and called him a Sabbath breaker. It is also likely that Nicodemus chose the night as the best time for seeking a private and undisturbed conversation with Jesus. The rabbis declared that the best time to study the law was at night after the day’s work was completed and the household was at rest. When Nicodemus saw Jesus he addressed him as rabbi (a teacher of God’s word and law) and acknowledged that Jesus’ teaching came from God.

 

How can one get right with God and enter his kingdom?

Jesus’ conversation with Nicodemus went to the very heart of the Mosaic law – how can one get right with God and enter God’s kingdom? Jesus’ answer was brief and startling: “Unless one is born anew, he cannot see God.” The new birth which Jesus spoke about was not a physical birth but the beginning of a spiritual birth which is something completely new and radical, and from above, namely from God himself. Jesus said that this rebirth was necessary if one was to enter God’s kingdom. Nicodemus thought that to be born again, even spiritually, was impossible. He probably knew too well from experience that anyone who wants to be changed from within, can’t accomplish this by oneself. Jesus explained that this change could only come about through the work and action of the Holy Spirit. This rebirth in the Spirit is very real and experiential, like the wind which can be felt and heard while it is visibly unseen to the naked eye.

 

Rebirth to new life in the power of the Holy Spirit 

What does it mean to be reborn in the Spirit? The new birth which Jesus speaks of is a spiritual birth to a life which is transformed through the power of God. This new life brings us into an experiential relationship with God as his adopted sons and daughters (Romans 6:4; 8:10-11). This new birth is made possible when one is baptized into Christ and receives the gift of the Holy Spirit. God wants to renew all of his people in the gift of new life in his Holy Spirit. This new life in the Spirit brings us into God’s kingdom of righteousness, peace, and joy (Romans 14:17).

 

What is the kingdom of God – which is also called the kingdom of heaven? God’s kingdom – his reign and blessing as King over us – is the abundant everlasting life and power from heaven which God shares with those who accept him as the Eternal Father and Author of Life and Ruler of All he has created. Jesus explains in the prayer he gave to his disciples, what we call the Lord’s Prayer or the Our Father, that God’s kingdom is that society of men and women who acknowledge God as their Lord and Ruler and who obey his word and live according to his will on earth as it is in heaven (Matthew 6:10).

We are sons and daughters of God and citizens of his kingdom

To be reborn in the Spirit is to enter that society in which God is honored and obeyed. Those who willingly accept God’s rule in their lives become citizens of God’s heavenly kingdom and members of God’s family – his adopted sons and daughters. And they enter into possession of the life which comes from God himself, an everlasting life of love, peace, joy, and freedom from sin, oppression, and corruption. Do you know the joy and freedom of the new birth and abundant life which Jesus Christ has won for you?

“Lord Jesus Christ, you offer us abundant new life and power to live as sons and daughters of our Father in heaven. Renew in me the gift of faith to accept and obey your life-giving word and to cooperate with the transforming power of your Holy Spirit who changes us into your likeness. May your kingdom come and your will be done in my life today, tomorrow, and always.”

Suy niệm:

 

Bạn có nuôi dưỡng đức tin của mình với sự suy niệm và cầu nguyện về Lời Chúa không? Khi Nicôđêmô nghe về những dấu lạ và giáo huấn kỳ diệu của Ðức Giêsu, ông đã quyết định gặp gỡ Người cách kín đáo, xa cách đám đông và nơi công cộng. Nicôđêmô không phải là người Dothái bình thường. Ông là vị lãnh đạo tôn giáo và là thành phần của Thượng hội đồng, là tòa án tối cao của người Dothái, và là thầy dạy của dân Israel (Ga 3,10). Ông là người Pharisêu nhiệt thành, tìm cách sống theo luật Môisen cách hoàn hảo, như được trình bày trong năm quyển sách của Môisen (Sáng thế, Xuất hành, Đệ nhị luật, Lêvi, và Dân số) và được trình bày tỉ mỉ trong nhiều lề luật của các kinh sư, được chép lại trong sách Mishnah và sách Talmud.

Nicôđêmô quyết định gặp gỡ Ðức Giêsu vào buổi tối có thể vì hai lý do. Ông có thể bị chú ý và chưa sẵn sàng kết giao công khai với Ðức Giêsu bởi vì nhiều người Pharisêu chống đối giáo huấn Ðức Giêsu và gọi Người là người vi phạm ngày Sabát. Cũng có thể là Nicôđêmô chọn buổi tối như thời gian tốt nhất cho việc tìm kiếm một cuộc đối thoại kín đáo và không bị ai quấy rầy với Ðức Giêsu. Các thầy Rabi tuyên bố rằng thời gian tốt nhất để nghiên cứu lề luật là buổi tối, sau khi công việc trong ngày đã hoàn tất và mọi người được nghỉ ngơi. Khi Nicôđêmô gặp gỡ Ðức Giêsu, ông gọi Người làRabbi ( thầy dạy Lời Chúa và lề luật của Chúa) và nhận thức rằng giáo huấn của Ðức Giêsu đến từ Thiên Chúa.

Làm thế nào người ta có thể làm hòa với Thiên Chúa và vào được vương quốc của Người?

Cuộc đàm thoại của Ðức Giêsu với Nicôđêmô đi vào trọng tâm của luật Môisen – Làm thế nào người ta có thể xứng đáng với Thiên Chúa và được vào Nước Thiên Chúa? Câu trả lời của Ðức Giêsu rất ngắn gọn và ấn tượng: “Nếu người ta không tái sinh, họ không thể nhìn thấy Thiên Chúa.” Sự tái sinh mà Ðức Giêsu nói tới không phải là sự sinh ra theo thể lý, nhưng là sự khởi đầu của sự sinh ra thiêng liêng, là một điều hoàn toàn mới mẻ và căn bản, đến từ trên cao, nghĩa là từ chính Thiên Chúa. Ðức Giêsu nói rằng sự tái sinh này rất cần thiết nếu người ta muốn vào Nước Thiên Chúa. Nicôđêmô nghĩ rằng để sinh ra nữa, thậm chí cách thiêng liêng, là điều không thể được. Có lẽ ông cũng biết rõ từ kinh nghiệm rằng bất cứ ai muốn được thay đổi, không thể tự mình thay đổi. Ðức Giêsu giải thích rằng sự thay đổi này chỉ có thể đến ngang qua tác động của Chúa Thánh Thần. Sự tái sinh này trong Thần Khí thì rất thật và có thể cảm nghiệm được, giống như gió có thể cảm nhận và nghe được mặc dù nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Sự tái sinh vào sự sống mới trong quyền năng của Chúa Thánh Thần

Tái sinh trong Thần Khí nghĩa là gì? Sự tái sinh mà Ðức Giêsu nói tới là sự sinh ra cách thiêng liêng cho một cuộc sống, được biến đổi ngang qua quyền năng của Thiên Chúa. Sự sống mới này đưa chúng ta vào mối quan hệ trong sự cảm nghiệm với Thiên Chúa như những người con cái (Rm 6,4; 8,10-11). Sự tái sinh này trở nên khả thi khi người ta được rửa tội trong Đức Kitô và đón nhận hồng ân của Chúa Thánh Thần. Thiên Chúa muốn tái tạo mọi người trong hồng ân của sự sống mới trong Thánh Thần của Người. Sự sống mới trong Thần Khí này đem chúng ta vào vương quốc công chính, bình an, và niềm vui của Thiên Chúa (Rm 14,17).

Nước Thiên Chúa – hay còn gọi là Nước Trờilà gì? Nước Thiên Chúa – triều đại và phúc lành của Người là Vua của chúng ta – là sự sống vĩnh cửu sung mãn và sức mạnh siêu việt mà Thiên Chúa chia sẻ với những ai tiếp nhận Người là Cha hằng hữu và là Tác giả của sự sống và là Đấng cai trị mọi loài Người đã dựng nên. Đức Giêsu giải thích trong lời kinh Người ban cho các môn đệ, kinh mà chúng ta gọi là Kinh của Chúa hay Lạy Cha, tức là nước Thiên Chúa là cộng đồng của những người nhận biết Thiên Chúa là Chúa và là Đấng cai trị của họ và những ai vâng nghe lời Người và sống theo ý Người dưới đất cũng như trên trời (Mt 6,10).

Chúng ta là con cái của Thiên Chúa và là công dân vương quốc của Người

Ðược tái sinh là để bước vào cộng đồng đó, trong đó Thiên Chúa được tôn vinh và vâng phục, để sống như những công dân của Nước Trời và là những phần tử của gia đình Thiên Chúa – những người con của Người, và bước vào sự chiếm hữu sự sống đó, sự sống đến từ chính Thiên Chúa, một sự sống yêu thương, bình an, vui mừng vô tận, và sự giải thoát khỏi tội lỗi và sự sợ hãi cái chết. Bạn có biết niềm vui và sự giải thoát của sự sống mới và sung mãn mà Đức Giêsu Kitô đem lại cho bạn không?

Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa ban cho chúng con sự sống mới và sức mạnh để sống như những người con. Xin tái tạo trong con hồng ân đức tin và sự sống mới trong Thánh Thần của Chúa. Xin giúp con đến gần Chúa và tin tưởng vào Lời ban sự sống của Chúa. Chớ gì vương quốc của Chúa trị đến và chớ gì ý Chúa được thực hiện trong cuộc đời con hôm nay, ngày mai, và mãi mãi.

Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây