* 24.3* CHÚA NHẬT III/C. CHAY ( Lc 13,1-9/ Xh 3, 1-8b. 13-15/1 Cr 10, 1-6. 10-12 )

Thứ bảy - 23/03/2019 03:54
Mấy người Do Thái nhanh nhẩu đến với Chúa mách về một thời sự nóng bỏng tại Galilê. Bản chất quy kết cố hữu của họ cứ tưởng rằng Chúa sẽ cám ơn về thông tin sốt dẻo đó, ai ngờ, Chúa vẫn bình chân như vại, chẳng những Ngài bình tĩnh đón nhận tin Galilê mà Ngài còn lui về quá khứ khi kể lại chuyện sập tháp nước Silôê.

Sống trong đất nước Do Thái vốn là một tiểu quốc bé nhỏ trong đế quốc Rôma rộng lớn, xuyên suốt cả 4 sách Tin Mừng, Chúa Giêsu không bao giờ xúc phạm uy quyền của Đế quốc đó, thậm chí khi ra đối đầu trước tòa tổng trần Philato, Ngài vẫn giữ mức độ hợp lý của một tội nhân, dầu là một tội nhân bất đắc dĩ. Nhưng chắc chắn, Ngài thấu hiểu chính sách cai của Rôma đối với dân tộc và đất nước Ngài và Ngài cũng hiểu rõ những sôi sục đang âm ỷ cháy trong lòng dân Do Thái đang bị trị. Đây là điểm mấu chốt của câu Ngài trả lời họ hôm nay.

Nếu, sau khi chỉ nghe vỏn vẹn tin Galilê mà Ngài trả lời ngay, thì người nghe sẽ dễ dàng quy kết Ngài có hàm ý chính trị, đàng nầy, Ngài kể luôn chuyện sập tháp Silôê để dẫn vào lời khuyên của Ngài thì nội dung không chỉ dành cho những kẻ đang đối thoại với Ngài mà cho cả mọi người của các thế hệ sau.

NẾU CÁC NGƯỜI KHÔNG ĂN NĂN HỐI CẢI THÌ CÁC NGƯỜI CŨNG SẼ BỊ TIÊU DIỆT NHƯ VẬY.
Hầu chắc lúc sinh thời, Chúa Giêsu biết rất rõ lòng căm thù của dân Do thái đối với chính quyền Đế quốc, có thể Ngài còn biết họ âm mưu những gì, nhưng có lẽ Ngài ngán nhất là những phản ứng xuất phát từ những liều linh bồng bột như trường hợp Galilê hay như tường thuật trong Tông đồ Công vụ ( Cv.5,36. ) )để rồi chỉ chuốc họa vào thân.

Những dự báo của Ngài về Ngày Kinh Hoàng của Giêrusalem ( Lc 18,31-37 ), RÕ RỆT HƠN : “ Phải chi hôm nay, ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi ! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được. Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp lũy chung quanh, bao vậy và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì người đã không nhận biết thời gian ngươi được Thiên Chúa viếng thăm.” ( Lc 19, 42-44 )

Chắc hẳn, Chúa Giêsu cũng không muốn chúng ta ngày nay gói gọn sự hiểu biêt về chứng tích bi đát của ngày Giêrusalem bị san bằng : năm 70 sau Công Nguyên ( Lời và Đất Hứa. Nguyễn chí Thiết ttr 570, 619 )

Trong bầu khí mùa Chay, Giáo hội TUYÊN CÁO lại lời cảnh báo của Chúa không chỉ như một chứng tích lịch sử, lời cảnh báo còn được bồi đắp thêm bằng hình ảnh cây vả để thúc đẩy mọi thành phần dân Chúa

Chúng ta không dám đưa ra những dự đoán về sự BỊ TIÊU DIỆT về mặt Giáo hội như Chúa cảnh báo, nhưng chắc chắn, mỗi thời có trách nhiệm cho từng khoảnh khắc thời gian, và vai trò của từng thành phần dân Chúa trong bối cảnh ĐI LÊN hay TUỘT DỐC của thực trạng đức tin và mức độ trung thành với đức tin theo khả năng và lương tâm của mình.
Xin Chúa đồng hành với mỗi người chúng ta. Amen

Tác giả: Lm Giuse Nguyễn Văn Hảo - Nhà hữu dưỡng

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây