Thứ bảy tuần 2 Mùa Chay.
“Em con đã chết nay sống lại”.
Lời Chúa: Lc 15, 1-3. 11-32
Khi ấy, những người thâu thuế và những người tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng. Thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: “Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng”. Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này:
“Người kia có hai con trai. Ðứa em đến thưa cha rằng: “Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con”. Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả tiền của mình trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ, phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của, thì gặp nạn đói lớn trong miền đó và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho.
Bấy giờ nó mới hồi tâm lại và tự nhủ: “Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói! Tôi muốn ra đi, trở về với cha tôi và thưa người rằng: “Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha”. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy lại ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu. Người con trai lúc đó thưa rằng: “Lạy cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha; con không đáng được gọi là con cha nữa”. Nhưng người cha bảo các đầy tớ: “Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu; hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng, vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.
“Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: “Ðó là em cậu đã trở về và cha cậu đã giết con bê béo, vì thấy cậu ấy trở về mạnh khoẻ”. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào, nhưng anh trả lời: “Cha coi, đã bao nhiêu năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn; còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn điếm nay trở về, thì cha lại sai làm thịt con bê béo ăn mừng nó”. Nhưng người cha bảo: “Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”.
SUY NIỆM 1: Người con hoang đàng
Văn hào Nga Dostoievki khi biết mình không còn sống bao lâu nữa, đã gọi các con đến bên giường bệnh và yêu cầu vợ đọc cho chúng nghe dụ ngôn người con hoang đàng. Khi bà vợ vừa dứt lời, Dostoievki nói như để lại di chúc riêng của ông như sau:
“Các con yêu dấu, các con đừng quên những gì các con vừa nghe đọc. Hãy tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, đừng bao giờ thất vọng về sự tha thứ của Ngài. Cha thương các con vô cùng, nhưng tình thương của cha không thể sánh được với tình yêu Thiên Chúa dành cho những ai Ngài đã tạo dựng. Cho dù các con có phạm tội ác, các con đừng bao giờ thất vọng về Thiên Chúa. Các con là con cái Ngài, hãy khiêm tốn đến trước mặt Ngài. Hãy xin Ngài tha thứ và Ngài sẽ vui mừng vì sự sám hối của các con, như người Cha đã vui mừng khi người con hoang trở về”.
Những lời trăn trối của Dostoievki có lẽ cũng chính là tâm tình mà Giáo Hội mời gọi chúng ta khi cho chúng ta lắng nghe dụ ngôn về người con hoang đàng. Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn nêu bật lòng thương xót của Thiên Chúa được chính Ngài cụ thể hoá qua sự gần gũi của Ngài với các tội nhân. Nêu bật lòng thương xót của Thiên Chúa đối với con người, Chúa Giêsu cũng nhắm đến thái độ chai đá của các biệt phái và luật sĩ, được Ngài tô vẽ qua hình ảnh của người con cả. Trong một vài nét ngắn ngủi, nhưng Chúa Giêsu đã phô bày được bộ mặt chai đá, ích kỷ, mù quáng của biệt phái và luật sĩ. Người con cả là hạng người không bao giờ nhận ra được tình thương của Thiên Chúa. Bao lâu nay sống bên cạnh cha, người con cả vẫn xem mình như một thứ người làm công trong nhà, mà không nghĩ rằng “tất cả những gì của cha đều là của con”.
Đó có thể là tâm tình của rất nhiều người trong chúng ta. Chúng ta tuân giữ và thực hành đúng đắn với giới răn, nhưng có lẽ chúng ta chỉ ngước lên Chúa như một quan toà công thẳng hay như một viên cảnh sát lúc nào cũng rình rập theo dõi để trừng phạt chúng ta. Từ một hình ảnh như thế về Thiên Chúa, tâm tình mà chúng ta có đối với Ngài có lẽ chỉ là sợ hãi, nô lệ. Và bởi lẽ không nhận ra Thiên Chúa như một người cha, cho nên con người cũng không nhận ra tha nhân là anh em của mình và như vậy cũng là xúc phạm đến chính Thiên Chúa.
Mùa Chay là mùa của hoán cải. Hoán cải trước tiên là trả lại cho Thiên Chúa gương mặt mà Chúa Giêsu đã mạc khải, đó là gương mặt của người Cha yêu thương con người đến thí ban Con Một mình. Nhưng không thể trở về với Thiên Chúa là Cha mà lại không yêu thương tha thứ cho người anh em của mình.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 2: Người cha nhân hậu
Ðoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe trên đây là một trong những đoạn rất quen thuộc với người Kitô. Trước đây, đoạn Tin Mừng này có tên gọi là Người Con Hoang Ðàng, nhằm nhấn mạnh đến sự hư hỏng và sau đó là sự ăn năn hối lỗi của người con thứ. Theo cách nhìn này thì người con hoang đàng là nhân vật chính trong câu chuyện, nhưng trọng tâm của câu chuyện không phải là người con đi hoang mà là người cha nhân hậu, do đó dụ ngôn này có tên gọi là dụ ngôn về người cha nhân hậu, và được chia làm hai phần với hai dụng ý rõ rệt. Phần đầu nói về Thiên Chúa là Cha nhân hậu. Ngài luôn luôn yêu thương con người, sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của họ và hằng mong chờ họ quay trở về với Ngài. Phần thứ hai nói về tính ghen tị của những người tự xưng mình là con của Thiên Chúa, nhưng lại rất nhỏ mọn, thiếu vị tha đối với anh chị em.
Qua ba hình ảnh người cha, người em đi hoang, người anh cả ở nhà trong dụ ngôn trên đây, chúng ta thấy rõ bài học mà Chúa Giêsu muốn nếu lên đó là hãy tin vào lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa Cha, hãy ăn năn sám hối mà trở về với Ngài, hãy chìa tay nâng đỡ anh chị em sa ngã đứng lên.
Lạy Chúa là Cha tuyệt vời của chúng con, xin cho chúng con biết thực hành ba điều giáo huấn mà Chúa Giêsu đã dạy chúng con trong dụ ngôn hôm nay.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
SUY NIỆM 3: Trả lời cho anh cả
Đức Giê-su nói: “Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tai sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. (Lc. 15, 11-13)
Trong dụ ngôn này, chính anh cả là quan trọng nhất, vì chính anh đặt ra những thắc mắc phải được giải đáp.
Người cha vui như điên khi thấy đứa con lầm lạc trở về. Thiên Chúa quan tâm săn đón thương xót kẻ tội lỗi biết bao, để tỏ cho người ta thấy một chút về trái tim thương yêu của Thiên Chúa, để người ta có một chút về hình ảnh công chính của Thiên Chúa. Nhưng bao nhiêu đứa con có vẻ trung thành, lại tỏ ra ngang ngược với cha như đứa con cả, đó là một mầu nhiệm.
Chính ra chúng phải nói tốt và làm tốt như người cha, ông không bao giờ được lợi lộc gì ở đứa ăn bám, nhưng ông vẫn đối xử đẹp với nó, dầu suốt đời ông đã chịu khổ nhọc vì nó. Có lẽ chúng ta vừa mới trách người anh cả khá tệ vì chúng ta cũng nuôi dưỡng cùng một thái độ như anh ta. Vậy nên trách mình trước rồi trách người sau “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Đức Giê-su cũng nói: “Hãy lấy cái xà khỏi mắt anh trước, rồi sẽ lấy cái rác ra khỏi mắt người”.
Trung tín luôn luôn là giá trị tốt nhất của người Ki-tô. Những bản văn Tin mừng đều đề cập đến chủ đề này rất dồi dào: “Hãy đến, tôi tớ tốt lành và trung tín, anh đã trung tín trong việc nhỏ, Ta sẽ trao phó cho anh việc lớn”. “Phúc thay tôi tớ tỉnh thức cho tới lúc chủ về …”
Nhưng đức tin đòi kẻ trung tín không được lộng quyền qua mặt lòng thương xót của Thiên Chúa. Lòng trung tín chân chính biết sống nhân hậu, nó không ghen tương, không tìm cái không thuộc quyền nó, nó không tính toán công lao. Ai dám có quyền trên Thiên Chúa?
Lời đáp của cha rất đẹp: “Con ơi, tất cả của cha là của con”. Thực ra ta phải nói ngược lại và rất hợp lý rằng: “Tất cả của con, con đã nhận được, kể cả lòng trung tín đều là của cha”. Không ai trung tín nếu Thiên Chúa không đoái thương.
Đức trung tín và đức tin đều là ơn huệ của Thiên Chúa ban và vô phúc cho kẻ lạm dụng chiếm lấy như một quyền lợi. Người con cả đã lầm tưởng mình trung tín với cha nên chẳng còn chân thành nghe lời cha nữa, anh tưởng anh phục vụ cha khi ở với cha, nhưng chính cha đã ban cho anh tất cả.
J.G.
SUY NIỆM 4: TRỞ NÊN GIỐNG THIÊN CHÚA TRONG TÌNH THƯƠNG (Lc 15, 1 -32)
Có một người mẹ đã suốt một đời hy sinh cho con cái. Tuy nhiên, ngay cả đến lúc già nua tóc bạc, bà vẫn không nhận được một nghĩa cử đền ơn báo nghĩa nào của người con. Nhưng mang trong mình tâm tư của người mẹ, với một tình mẫu tử, bà vẫn hết mực thương con.
Câu chuyện trên đây phản chiếu một phần nào hình ảnh của người cha nhân hậu trong bài Tin Mừng hôm nay.
Ông đã quá vất vả vì con cái! Tuy nhiên, thay vì tuổi già, ông được con cái phụng dưỡng, đằng này, nó lại đòi chia gia tài để rồi đi ăn chơi trác táng với phường tội lỗi gian dâm. Hết tiền, hết bạc, bị người ta coi thường, khinh miệt trong thân phận nô lệ và bụng đói thì mò về với Cha của mình!
Tuy nhiên, thay vì xua đuổi, ông lại tỏ ra nhân hậu khi đứa con tội lỗi trở về. Vì thế, người cha này đã tìm mọi cách để phục hồi nhân phẩm và phục quyền cho đứa con lêu lổng một thời đi hoang, và cuối cùng là mở tiệc ăn mừng...
Thế nhưng, hành động của ông nhân từ bao nhiêu, thì hình ảnh, lời nói và thái độ của người con cả lại ngược lại với ông bấy nhiêu.
Người con cả trong bài Tin Mừng hôm nay đã không chấp nhận tha thứ cho người em của anh. Anh ta trách móc cha mình rồi tỵ nạnh với em mình khi kể lể công trạng của anh ta với cha của anh.
Trong cuộc sống hôm nay, chúng ta vẫn thấy hình ảnh phóng đãng ăn chơi của người con thứ, hay thái độ ích kỷ, kiêu ngạo như người con cả ngay trong con người của chúng ta, mỗi lần chúng ta đi xa hay không chịu hiểu về tình thương của Thiên Chúa và lời mời gọi của Ngài.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hãy can đảm, đứng dạy và trở về để được ơn tha thứ của Thiên Chúa. Đừng sợ tình thương của Thiên Chúa, vì tội lỗi của chúng ta có đỏ như son thì Chúa cũng làm cho trắng như tuyết, có thẫm tựa vải điều, Chúa cũng làm cho trắng như bông. Thiên Chúa luôn chờ đợi chúng ta từng ngày, từng giờ như người cha trong bài Tin Mừng hôm nay để tha thứ, tẩy rửa tội lỗi cho chúng ta.
Mặt khác, Lời Chúa hôm nay cũng mời gọi chúng ta đừng vì ích kỷ mà ngăn cản tình thương của Chúa xuống trên anh chị em mình như người con cả trong bài Tin Mừng vừa nghe.
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa ban cho chúng con biết quay trở về với Chúa trong Mùa Chay này như người con thứ, biết từ bỏ thói kiêu ngạo, tự phụ như người con cả, và biết mặc lấy tâm tình từ bi, nhân hậu nơi người Cha trong dụ ngôn hôm nay. Amen.
Ngọc Biển SSP
SUY NIỆM 5: Ăn mừng
Dụ ngôn người cha nhân hậu là một dụ ngôn nổi tiếng,
qua đó Đức Giêsu cho thấy tại sao Ngài đón tiếp và ăn uống với tội nhân.
Đơn giản chỉ vì ngài giống Thiên Chúa là người Cha nhân hậu.
Người cha nhân hậu là người tôn trọng tự do của đứa con thứ,
người đã chia một phần ba gia sản cho nó ngay khi ông còn sống.
Ông đã không tìm con, như người ta tìm chiên lạc hay tìm đồng bạc bị mất.
Ông tin và hy vọng sớm muộn nó sẽ về, nên ông kiên nhẫn chờ.
Vì chờ, nên ông là người đầu tiên trông thấy con trở về tiều tụy.
Không cầm lòng được vì thương, ông chạy ra, ôm lấy cổ con mà hôn.
Người con của ông đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy.
Khi con thứ sám hối, ông đã trả lại cho cậu tất cả vinh dự của người con.
Việc duy nhất phải làm ngay là mở tiệc ăn mừng (cc. 23, 24. 29, 32).
Khi con cả giận dỗi, không chịu vào nhà chung vui với cha và em,
một lần nữa người cha lại đi ra và năn nỉ (c. 28).
Ông chấp nhận ở thế yếu vì ông không muốn mất một đứa con nào.
Ông không thể yên tâm ở trong nhà khi còn một đứa con ngoài cổng.
Hoán cải bao giờ cũng khó.
Con thứ phải can đảm lắm mới dám trở về nhà cha.
Làm sao lường được phản ứng của cha, anh, của gia nhân, hàng xóm?
Làm sao dám về nhà trong tình trạng thân tàn ma dại?
Nhưng con cả cũng không dễ vào nhà chút nào,
vì vào nhà là phải bắt tay thằng em đã phung phí hết của cải,
vào nhà là phải chấp nhận sự thiên vị khó hiểu của người cha (cc. 29-30).
Cả hai người con đều cần hoán cải.
Người con cả cũng hỗn hào với cha không kém gì đứa em (c. 30).
Em bỏ nhà ra đi nên đói, còn anh không chịu vào nhà nên cũng có thể bị đói.
Anh phục vụ cha rất tốt nhưng lại mong cha trả công như người thợ (c. 29).
Anh ở gần cha, nhưng thực sự trái tim lại xa cha.
Khi cha vui vì em trở về thì anh lại buồn giận.
Mùa Chay là thời gian trở về với Cha, trở lại với anh em.
Người con thứ đã đứng lên trở về nhà cha và tìm được hạnh phúc.
Không rõ người con cả có vào nhà cha và ôm lấy em mình không?
Cầu nguyện :
Lạy Cha,
người con thứ đã muốn tự định đoạt lấy đời mình.
Chúng con vẫn rơi vào tội của người con thứ,
khi coi Cha
như người cản trở hạnh phúc của chúng con.
Chúng con thèm được tự do bay nhảy
ngoài vòng tay Cha,
nhưng tự do ấy lại biến chúng con thành nô lệ.
Hạnh phúc do thế gian ban tặng thì bọt bèo.
Như người con thứ,
chúng con bỗng thấy mình tay trắng,
rơi xuống chỗ cùng cực và bị cái chết đe dọa.
Lạy Cha đầy lòng bao dung,
xin kéo chúng con trở về với Cha mỗi ngày,
giúp chúng con điều chỉnh những đam mê lệch lạc.
Xin nâng chúng con đứng lên trong niềm vui
vì tin rằng tình Cha lớn hơn tội chúng con vạn bội.
Ước gì những vấp ngã khiến chúng con lớn lên,
thấy mình mong manh, thấy Cha rộng lượng.
Ước gì sau mỗi lần được Cha tha thứ,
chúng con lại thấy mình hiền hòa hơn với tha nhân. Amen.
Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.
Suy niệm: Lc 15,1-3.11-32
Nếu bạn phải sử dụng chỉ mười từ để diễn tả toàn bộ sứ điệp của Kitô giáo, bạn sẽ khó có thể làm tốt hơn câu đơn này[1] từ câu chuyện dụ ngôn của người con trai hoang đàng.
Giống như người cha trong dụ ngôn, Thiên Chúa đã đưa chúng ta vào trong cuộc sống; Chúa đã lo liệu cho chúng ta mọi sự và ban cho chúng ta quyền thừa kế. Đứa con trai đi lạc? Đáng buồn thay, bạn không phải nhìn xa xôi trong Kinh Thánh để tìm những câu chuyện về dân của Chúa đi lạc khỏi Đấng đã tạo dựng nên họ. Có Cain, kẻ giết người đầu tiên. Có vợ ngôn sứ Hôsê, người vợ bướng bỉnh, người mà Chúa nói là tiêu biểu cho sự bất trung của dân Ítraen. Có Salômôn, được ơn khôn ngoan, người đã bắt đầu tôn thờ các vị thần giả. Ngay cả người dân Ítraen cũng bị đẩy đi lưu đày sau khi lòng họ quay lưng lại với Chúa.
Tuy nhiên, trong suốt lịch sử, bất kể dân của Chúa đã rời xa Chúa bao nhiêu, Thiên Chúa vẫn giống như người cha trong câu chuyện dụ ngôn này: luôn dõi theo và chờ đợi họ bước những bước đầu tiên trở về với mình. Thiên Chúa không chờ đợi chúng ta một cách thụ động: Chúa luôn đi tìm, tìm kiếm, kêu gọi chúng ta và ban cho chúng ta mọi ân sủng chúng ta cần để thực hiện hành trình trở lại. Sau đó, Chúa tha thiết dõi theo để Chúa có thể chạy đến gặp chúng ta khi chúng ta trở về với Người.
Dụ ngôn này cũng cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta đủ để tôn trọng ý chí tự do của chúng ta. Giống như người cha trong câu chuyện, Chúa không đuổi theo chúng ta; Chúa không đe dọa chúng ta; Chúa không kiềm chế chúng ta, Chúa không bao giờ nói rằng: “Hãy quay lại đây ngay lập tức!” Thay vào đó, Chúa cho chúng ta cơ hội để khám phá tội lỗi và tình trạng đáng thương của chúng ta.
Câu chuyện về đứa con hoang đàng không chỉ là câu chuyện của Phúc Âm; đó là câu chuyện về cách chúng ta trải nghiệm sứ điệp này. Nó nói về câu chuyện của một người con hoang đàng tìm thấy sự can đảm để đối diện với tội lỗi của mình và thú nhận chúng. Nó nói về câu chuyện của một người Cha không thể không yêu thương và tha thứ cho con cái của mình. Và nó kể lại câu chuyện về sự chữa lành và hiệp nhất xảy ra khi chúng ta quyết định trở về nhà với Chúa.
“Lạy Cha trên trời, con cảm ơn Cha đã chạy đến với con với vòng tay rộng mở mỗi khi con quay trở về với Cha”.
Theo The Word Among Us
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương
[1] He ran to his son, embraced him and kissed him (Lc 15,20).
Suy niệm Lời Chúa mỗi ngày – song ngữ
Saturday (March 23): “Father, I have sinned against heaven and you”
Scripture: Luke 15:1-3,11-32 1 Now the tax collectors and sinners were all drawing near to hear him. 2 And the Pharisees and the scribes murmured, saying, “This man receives sinners and eats with them.” 3 So he told them this parable:11 And he said, “There was a man who had two sons; 12 and the younger of them said to his father, `Father, give me the share of property that falls to me.’ And he divided his living between them. 13 Not many days later, the younger son gathered all he had and took his journey into a far country, and there he squandered his property in loose living. 14 And when he had spent everything, a great famine arose in that country, and he began to be in want. 15 So he went and joined himself to one of the citizens of that country, who sent him into his fields to feed swine. 16 And he would gladly have fed on the pods that the swine ate; and no one gave him anything. 17 But when he came to himself he said, `How many of my father’s hired servants have bread enough and to spare, but I perish here with hunger! 18 I will arise and go to my father, and I will say to him, “Father, I have sinned against heaven and before you; 19 I am no longer worthy to be called your son; treat me as one of your hired servants.”‘ 20 And he arose and came to his father.But while he was yet at a distance, his father saw him and had compassion, and ran and embraced him and kissed him. 21 And the son said to him, `Father, I have sinned against heaven and before you; I am no longer worthy to be called your son.’ 22 But the father said to his servants, `Bring quickly the best robe, and put it on him; and put a ring on his hand, and shoes on his feet; 23 and bring the fatted calf and kill it, and let us eat and make merry; 24 for this my son was dead, and is alive again; he was lost, and is found.’ And they began to make merry.25 “Now his elder son was in the field; and as he came and drew near to the house, he heard music and dancing. 26 And he called one of the servants and asked what this meant. 27 And he said to him, `Your brother has come, and your father has killed the fatted calf, because he has received him safe and sound.’ 28 But he was angry and refused to go in. His father came out and entreated him, 29 but he answered his father, `Lo, these many years I have served you, and I never disobeyed your command; yet you never gave me a kid, that I might make merry with my friends. 30 But when this son of yours came, who has devoured your living with harlots, you killed for him the fatted calf!’ 31 And he said to him, `Son, you are always with me, and all that is mine is yours. 32 It was fitting to make merry and be glad, for this your brother was dead, and is alive; he was lost, and is found.'” |
Thứ Bảy 23-3 Thưa Cha, con đã phạm tội với trời và với Cha Lc 15,1-3.11-32 1 Các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng.2Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.”3 Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này: 11 Rồi Đức Giê-su nói tiếp: “Một người kia có hai con trai.12Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng. Và người cha đã chia của cải cho hai con.13 Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình.14 “Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu,15 nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo.16 Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho.17 Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói!18 Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha,19 chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.20 Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.21 Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. ..22 Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu,23 rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng!24 Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng.25 “Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa,26 liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì.27 Người ấy trả lời: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khoẻ.28 Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ.29 Cậu trả lời cha: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè.30 Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!31 “Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con.32Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy.” |
Meditation:
How can you love someone who turns their back on you and still forgive them from the heart? The prophets remind us that God does not abandon us, even if we turn our backs on him (Micah 7:18). He calls us back to himself – over and over and over again. Jesus’ story of the father and his two sons (sometimes called the parable of the prodigal son) is the longest parable in the Gospels.
Unbroken love, mercy, and timely repentance What is the main point or focus of the story? Is it the contrast between an obedient and a disobedient son or is it between the warm reception given to a spendthrift son by his father and the cold reception given by the eldest son? Jesus contrasts the father’s merciful love with the eldest son’s somewhat harsh reaction to his errant brother and to the lavish party his joyful father throws for his repentant son. While the errant son had wasted his father’s money, his father, nonetheless, maintained unbroken love for his son. repentance and forgiveness leads to restoration The son, while he was away, learned a lot about himself. And he realized that his father had given him love which he had not returned. He had yet to learn about the depth of his father’s love for him. His deep humiliation at finding himself obliged to feed on the husks of pigs and his reflection on all he had lost, led to his repentance and decision to declare himself guilty before his father. While he hoped for reconciliation with his father, he could not have imagined a full restoration of relationship. The father did not need to speak words of forgiveness to his son; his actions spoke more loudly and clearly! The beautiful robe, the ring, and the festive banquet symbolize the new life – pure, worthy, and joyful – of anyone who returns to God. Lack of forgiveness and contempt bring isolation and division The prodigal could not return to the garden of innocence, but he was welcomed and reinstated as a son. The errant son’s dramatic change from grief and guilt to forgiveness and restoration express in picture-language the resurrection from the dead, a rebirth to new life from spiritual death. The parable also contrasts mercy and its opposite – unforgiveness. The father who had been wronged, was forgiving. But the eldest son, who had not been wronged, was unforgiving. His unforgiveness turns into contempt and pride. And his resentment leads to his isolation, division, and estrangement from the community of forgiven sinners.
In this parable Jesus gives a vivid picture of God and what God is like. God is truly kinder than us. He does not lose hope or give up when we stray. He rejoices in finding the lost and in welcoming them home. Do you know the joy of repentance and the restoration of relationship as a son or daughter of your heavenly Father?
“Lord Jesus, may I never doubt your love nor take for granted the mercy you have shown to me. Fill me with your transforming love that I may be merciful as you are merciful.” |
Suy niệm:
Làm thế nào bạn có thể yêu thương người trở mặt với bạn và tha thứ cho họ tự đáy lòng? Các ngôn sứ nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa không bỏ chúng ta, thậm chí nếu chúng ta trở mặt với Người (Mk 7,18). Người kêu gọi chúng ta trở về – hết lần này tới lần khác. Câu chuyện của Đức Giêsu về người cha và 2 người con (có khi được gọi là dụ ngôn đứa con hoang đàng) là dụ ngôn dài nhất trong các Tin mừng. Tình yêu, lòng thương xót nguyên vẹn, và lòng thống hối thích hợp Điểm chính yếu của câu chuyện là gì? Có phải sự tương phản giữa người con vâng lời và người con không vâng lời, hay có phải giữa sự đón tiếp ấm áp của người cha với đứa con hoang đàng và sự đón tiếp lạnh nhạt của người con cả không? Đức Giêsu đối chiếu sự tương phản lòng thương xót của người cha với phản ứng khó chịu của người con cả đối với đứa em hư đốn của anh và với bữa tiệc linh đình mà người vui mừng dành cho đứa con hoang đàng trở về nhà. Trong khi đứa con hoang đàng phung phí hết tiền bạc của cha, tình yêu của người cha dành cho con vẫn không bị sứt mẻ. Lòng thống hối và sự tha thứ dẫn tới sự phục hồi Người con khi xa nhà đã học biết nhiều điều về chính mình. Anh ta đã nhận ra rằng người cha đã dành cho cho anh một tình yêu không thể báo đáp. Anh còn học biết về tình yêu sâu thẳm của cha dành cho mình. Sự thấp hèn tột cùng của anh ta được thể hiện khi buộc phải ăn cám heo và nhớ lại tất cả những gì mình đã đánh mất, dẫn tới sự hối hận và quyết tâm xưng thú tội mình với cha. Trong lúc anh hy vọng làm hòa với cha, anh không thể nào hình dung được sự phục hồi mối quan hệ trọn vẹn. Người cha không cần nói lên những lời tha thứ với người con, những hành động của ông còn nói lớn và rõ hơn gấp nhiều lần! Áo đẹp, nhẫn đeo, và bữa tiệc mừng tượng trưng cho sự sống mới – thanh khiết, tôn trọng, và vui mừng – của những người trở về với Chúa. Thiếu sự tha thứ và sự coi thường dẫn tới sự cô lập và chia rẽ Người con hoang đàng không thể về nhà với sự vô tội, nhưng anh đã được đón mừng và phục hồi như một người con. Thảm kịch của người con hoang đàng thay đổi từ nỗi buồn và tội lỗi tới sự tha thứ và phục hồi, diễn tả hình ảnh sống động sự phục sinh từ cõi chết, một cuộc tái sinh đến cuộc sống mới từ sự chết tinh thần. Dụ ngôn cũng phản ánh lòng thương xót và sự đối nghịch của nó là sự không tha thứ. Người cha được coi là sai trái thì đang tha thứ. Nhưng người con cả được coi là tốt lành thì không chịu tha thứ. Sự không tha thứ của anh ta trở thành sự khinh miệt và kiêu ngạo. Và sự oán giận của anh ta dẫn tới sự xa cách và oán trách những người tội lỗi được tha thứ. Trong dụ ngôn này, Đức Giêsu đưa ra một hình ảnh sống động về Thiên Chúa và những gì Người là. Thiên Chúa thật sự tốt hơn chúng ta. Người không đánh mất hy vọng hay bỏ cuộc khi chúng ta lầm lạc. Người vui mừng trong việc tìm thấy người lầm lạc, và trong việc đón mừng họ trở về nhà. Bạn có biết niềm vui của sự thống hối và sự phục hồi mối quan hệ như một người con trai con gái của Cha trên trời không? Lạy Chúa Giêsu, chớ gì con không bao giờ nghi ngờ tình yêu của Chúa, hay chối từ lòng thương xót của Chúa đã bày tỏ cho con. Xin Chúa lấp đầy lòng con tình yêu biến đổi của Chúa, để con có thể thương xót như Chúa hằng thương xót. |
Tác giả: Don Schwager
(http://dailyscripture.servantsoftheword.org/readings/)
Bro. Paul Thanh Vu – chuyển ngữ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn