NỘI DUNG CHÍNH
1. Dấu Thánh Giá – Kinh Chúa Thánh Thần.
2. Kinh Ăn Năn tội – Kinh Tin – Cậy – Mến
3. Lời dẫn nhập
4. Hát: VINH QUANG CHÚA hoặc CÁT BIỂN SAO TRỜI
5. Lời nguyện mở đầu
6. Lời Chúa
7. Suy niệm và hát : MUÔN TẠO VẬT ƠI
8. Lời nguyện chung
9. Lời kinh cầu nguyện cho Trái đất của chúng ta
10. Lời nguyện kết thúc
11. Phép lành
12. Hát kết thúc: KINH HÒA BÌNH hoặc TẠ ƠN CHÚA VỚI MẸ.
NỘI DUNG CHI TIẾT
1. Dấu Thánh Giá – Kinh Chúa Thánh Thần.
2. Kinh Ăn Năn tội – Kinh Tin – Cậy – Mến.
3. Lời dẫn nhập (cộng đoàn đứng)
Người dẫn: Kính thưa cộng đoàn,
Là người Kitô hữu, chúng ta tin rằng vũ trụ, muôn loài muôn vật do Thiên Chúa dựng nên, và tất cả đều tốt đẹp. Trong đó, thiên nhiên và con người sống hài hòa với nhau. Thiên Chúa đã trao trách nhiệm cho con người trông coi Trái đất này (x. St 1,1-2,4a). Tuy nhiên, vì nhiều lý do, mà hiện nay, môi trường sinh thái của Trái đất đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ngôi nhà chung này đang bị bóc lột và tàn phá nhiều hơn là được xây dựng.
Vì thế, để phục hồi sự toàn vẹn của Trái đất và hạnh phúc của con người, nhất là những người nghèo và các thế hệ tương lai, trong Thông điệp Laudato Si’ (LS) bàn về vấn đề môi trường, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mong muốn “cả gia đình nhân loại phải kết hợp với nhau, tìm cách phát triển lâu dài và trọn vẹn” (LS, 13).
Trong giờ Thánh này, hiệp thông với toàn thể Giáo hội và Giáo phận, cộng đoàn chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng để mọi người, một đàng, luôn ý thức trách nhiệm bảo vệ Ngôi nhà chung của cả nhân loại; và đàng khác, trong khả năng của mình, biết chu toàn trách nhiệm chăm sóc công trình sáng tạo theo thánh ý Chúa.
4. Hát (chọn 1 trong 2 bài):
VINH QUANG CHÚA (Hùng Lân)
5. Lời nguyện mở đầu
Chủ sự: Lạy Chúa, chúng con xin tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con món quà công trình sáng tạo. Xin giúp chúng con biết lắng nghe tiếng Chúa. Nhờ đó, chúng con biết sử dụng món quà Chúa ban, để bảo vệ Trái đất, đồng thời biết quan tâm và chia sẻ với những người nghèo trong thế giới hôm nay. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Cộng đoàn: Amen.
6. Lời Chúa: St 1,26-2,3.15
Bài trích sách Sáng Thế
Thiên Chúa phán : “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ : “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất.”
Thiên Chúa phán : “Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi. Còn đối với mọi dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực.” Liền có như vậy. Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp! Qua một buổi chiều và một buổi sáng : đó là ngày thứ sáu.
Thế là trời đất cùng với mọi thành phần đã hoàn tất. Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi làm xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi. Thiên Chúa ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó, vì ngày đó Người đã nghỉ, ngưng làm mọi công việc sáng tạo của Người. Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai.
Đó là Lời Chúa.
(*) Có thể lặp lại điệp khúc 2-3 lần.
Suy Niệm
a) Thuở ban đầu, Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ từ hư vô, để biểu lộ và thông ban vinh quang của Ngài. Vẻ đẹp của công trình tạo dựng này nhằm phản chiếu vẻ đẹp vô biên của Đấng Tạo Hoá. Những chương đầu của sách Sáng Thế đã mặc khải cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ theo từng cấp độ và phẩm trật khác nhau: từ bậc kém hoàn hảo đến bậc hoàn hảo hơn, và con người là tột đỉnh của công trình sáng tạo. Vì được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, con người được Ngài giao cho một trách nhiệm đặc biệt là quản lý, coi sóc công trình tạo dựng.
Theo dòng chảy thời gian, con người đã làm cho thế giới này ngày một tiến bộ. Việc phát triển khoa học và kỹ thuật giúp cho Trái đất thêm phần hoàn thiện, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Tuy nhiên, hậu quả của tội lỗi đã làm cho con người vượt quá giới hạn của mình. Chính vì kiêu căng và ích kỷ, con người đã giành quyền chủ tể của Thiên Chúa, khiến cho kho tàng Trái đất ngày càng cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.
b) Trong Sứ điệp Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ Tạo 01/9/2022, với chủ đề “Lắng nghe tiếng nói của thụ tạo”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận định: “Ngay từ đầu, người chị Đất mẹ đã kêu lên. Như con mồi trước sự tiêu dùng thái quá của chúng ta, Đất mẹ khóc và cầu xin chúng ta chấm dứt sự lạm dụng và hủy diệt chị. Rồi tất cả mọi thụ tạo khác cũng kêu lên. Trước lòng thương xót của một “một chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm” (LS 68), hoàn toàn trái ngược với vị trí trung tâm của Chúa Kitô trong công trình sáng tạo, vô số loài đang chết dần chết mòn và những bài thánh ca chúc tụng của chúng không còn nữa. Nhưng cũng có những người nghèo nhất trong chúng ta đang kêu khóc. Trước cuộc khủng hoảng khí hậu, người nghèo là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất của hạn hán, lũ lụt, bão và các đợt nắng nóng ngày càng khốc liệt và thường xuyên hơn. Còn nữa, anh chị em của chúng ta ở các dân tộc bản xứ đang kêu lên. Kết quả của những lợi ích kinh tế săn mồi, vùng đất tổ tiên của họ đang bị xâm chiếm và tàn phá tứ phía, “tiếng kêu thấu tận trời cao” (QA 9). Cuối cùng, tiếng kêu của con cái chúng ta. Bị đe dọa bởi những hành động thiển cận và ích kỷ, ngày nay giới trẻ đang kêu to, lo lắng, yêu cầu người lớn chúng ta làm mọi thứ có thể để ngăn chặn hoặc ít nhất là hạn chế sự sụp đổ của các hệ sinh thái trên hành tinh của chúng ta.”.
Để làm được như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mỗi người chúng ta phải sám hối: “Lắng nghe những tiếng kêu đau khổ này, chúng ta phải sám hối và thay đổi lối sống và hệ thống phá hại của chúng ta. Ngay từ những trang đầu tiên, Tin Mừng kêu gọi chúng ta "Hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần!" (Mt 3, 2), mời gọi đến một tương quan mới với Thiên Chúa, cũng bao hàm một tương quan khác với tha nhân và với thụ tạo. Tình trạng xuống cấp của ngôi nhà chung đáng được quan tâm như những thách đố toàn cầu khác, như khủng hoảng sức khỏe trầm trọng và xung đột chiến tranh. “Sống ơn gọi của chúng ta để trở thành những người bảo vệ của công trình tay Chúa là cần thiết đối với một đời sống nhân đức; đó không phải là một chọn lựa hay một khía cạnh thứ yếu của kinh nghiệm Kitô Giáo của chúng ta” (LS 217).
Là những người có đức tin, chúng ta cảm thấy mình có trách nhiệm hơn nữa trong hành động mỗi ngày, phù hợp với lời mời gọi hoán cải. Nhưng lời kêu gọi này không chỉ mang tính cách cá nhân: "Sự hoán cải sinh thái cần mang lại sự thay đổi vĩnh viễn cũng là một sự thay đổi cộng đồng" (LS 219). Theo quan điểm này, cam kết và hành động, với tinh thần hợp tác tối đa, cũng là lời yêu cầu của cộng đồng các quốc gia, đặc biệt trong các cuộc họp của Liên Hiệp Quốc dành riêng cho vấn đề môi trường.”
c) Ngoài việc khám phá lại trách nhiệm của mình đối với vũ trụ, chúng ta còn được mời gọi chiêm ngắm dung mạo của Chúa Giêsu, Đấng đã “trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Thánh Phaolô Tông Đồ còn xác quyết: “Vì trong Người, muôn vật được tạo thành” (Cl 1,16). Hơn nữa, trong cuộc đời trần thế, Chúa Giêsu luôn “liên hệ với thiên nhiên” và đã “sống hoà hợp trọn vẹn với công trình sáng tạo” (LS, 97, 98). Đặc biệt, biến cố Phục Sinh đã biểu lộ sự can thiệp siêu việt của chính Thiên Chúa trong công trình tạo dựng và trong lịch sử.
Khởi đi từ đây, Đấng Phục Sinh hiện diện trong mọi thụ tạo với quyền Chủ Tể vũ hoàn: “Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá” (Cl 1,19-20). Niềm xác tín này dẫn đưa chúng ta “vào cuối thời gian, khi Chúa Con trao trả lại mọi sự cho Chúa Cha và “như vậy, Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài” (x. 1Cr 15,28). Theo cách thức này, mọi tạo vật trên trần gian xuất hiện trước mặt chúng ta, không phải như những thực tại tự nhiên, nhưng Đấng Phục Sinh ôm lấy chúng và hướng chúng đến một định mệnh tròn đầy. Cũng như cánh hoa ngoài đồng và các chim chóc, được nhìn với con mắt đầy kinh ngạc, thì bây giờ lại được tràn đầy sự hiện diện sáng chói của Người" (LS, 100).
Trong khi chờ đợi viễn tượng ấy, chúng ta cùng hướng lòng về Trái đất, Ngôi nhà chung đã được ủy thác cho toàn thể nhân loại, với mong ước rằng “cuộc chiến đấu của chúng ta cho hành tinh này sẽ không cất đi khỏi chúng ta niềm vui của hy vọng” (LS, 244). Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, xin Chúa soi lòng mở trí, để mỗi người biết mình được mời gọi chăm sóc các thụ tạo, quan tâm đến người nghèo và các thế hệ tương lai.
Bên cạnh đó, xin Chúa ban sức mạnh cùng ơn khôn ngoan, để chúng ta tìm được những phương thế hành động hữu hiệu và thiết thực, nhằm phục hồi và bảo vệ Ngôi nhà chung mà Chúa đã tác thành. Nhờ đó, chúng ta có thể sống thân tình với Thiên Chúa, thân thiết với tha nhân và thân thiện với mọi loài thụ tạo. Laudato Si’! Hãy chúc tụng Chúa! Amen.
Hát: MUÔN TẠO VẬT ƠI (Điệp khúc, Phiên khúc 3)
8. Lời nguyện chung (cộng đoàn đứng)
Chủ sự: Anh chị em thân mến,
Thiên Chúa đã sáng tạo muôn loài muôn vật, và tin tưởng trao cho con người chăm sóc, để những ai chiêm ngắm vẻ đẹp và trật tự lạ lùng của vũ trụ này, sẽ nhận biết có một Thiên Chúa đầy quyền năng và tình yêu. Với niềm xác tín đó, chúng ta cùng dâng lời nguyện xin:
1. Sau khi hoàn tất công việc tạo dựng, Thiên Chúa “thấy mọi sự đều tốt đẹp” (St 1,31). Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa tuôn đổ ngập tràn phúc lành của Ngài trên toàn thể công trình sáng tạo.
2. Trái đất là Ngôi nhà chung của toàn thể nhân loại. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho các quốc gia, các dân tộc và các tôn giáo, biết đồng lòng cộng tác với nhau trong việc bảo vệ Ngôi nhà chung mà Chúa đã dựng nên.
3. Thánh Phaolô đã nói: “Cho đến bây giờ, muôn loài thụ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở” (Rm 8,22). Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa sai Thánh Thần của Ngài đến canh tân bộ mặt Trái đất, và hoán cải lòng dạ ích kỷ của con người, để họ biết sử dụng món quà Chúa ban vì lợi ích chung của toàn thể nhân loại.
4. Chúa Giêsu nói: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho mọi người biết sống tình tương thân tương ái, đặc biệt là với những anh chị em đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh và nghèo khổ, để qua nghĩa cử này, họ nhận ra được bàn tay Thiên Chúa đang ân cần săn sóc họ.
Chủ sự: Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa hiện diện trong vũ trụ và ôm ấp tất cả thụ tạo với sự quan phòng yêu thương. Xin Chúa tiếp tục ban ơn nâng đỡ, để mỗi người chúng con biết nỗ lực bảo vệ sự sống và góp phần kiến tạo nền văn minh tình thương trên Trái đất này. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
9. Lời kinh cầu nguyện cho Trái đất của chúng ta
(ĐTC. Phanxicô, Thông điệp Laudato Si’, số 246, Bản dịch của Ủy Ban Bác Ái Xã Hội-Caritas, trực thuộc HĐGMVN)
Lời dẫn: (cộng đoàn quỳ) Hiệp với muôn người thiện chí, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha Toàn năng, cùng với Con Một Chí ái của Ngài, và với Chúa Thánh Thần, Đấng luôn hiện diện và mang sức sống cho muôn loài thụ tạo:
Lạy Thiên Chúa Cha toàn năng,
Cha đang hiện diện trong vũ trụ bao la
và trong các loài thụ tạo nhỏ bé nhất của Cha.
Cha dịu dàng ôm ấp tất cả mọi loài hiện hữu,
xin đổ tràn trên chúng con sức mạnh của tình yêu Cha,
để chúng con có thể bảo vệ sự sống và vẻ đẹp của muôn loài.
Xin đong đầy trong chúng con sự bình an,
giúp chúng con sống với nhau như anh chị em,
mà không làm hại một ai.
Ôi lạy Thiên Chúa của người nghèo,
xin giúp chúng con biết cứu vớt
người bị bỏ rơi và quên lãng trên trái đất này,
họ thật quý giá trước mắt Cha.
Xin chữa lành đời sống chúng con,
giúp chúng con có thể bảo vệ thế giới chứ không hủy diệt,
gieo trồng vẻ đẹp chứ không gây ô nhiễm và phá hủy.
Xin chạm đến tâm hồn
của những người chỉ biết tìm lợi ích cho mình
bằng cái giá của người nghèo và trái đất.
Xin dạy chúng con khám phá giá trị của từng sự vật,
biết ngạc nhiên và chiêm ngắm,
để nhận ra niềm hạnh phúc
được hiệp nhất sâu xa với mọi loài thụ tạo
khi chúng con trên hành trình tiến về ánh sáng vô biên của Cha.
Chúng con tạ ơn Cha hằng hiện diện với chúng con mỗi ngày,
và xin Cha phù trợ chúng con
trong cuộc chiến đấu hằng ngày
cho công lý, tình yêu và hoà bình. Amen.
10. Lời nguyện kết thúc (cộng đoàn đứng)
Chủ sự: Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, xin cho chúng con biết nhiệt thành cộng tác vào công trình tạo dựng của Chúa, để vũ trụ này ngày càng tốt đẹp hơn. Xin Chúa cũng đoái nhận cả những lời nguyện ước riêng tư mà mỗi người chúng con chân thành dâng lên Chúa trong giờ Thánh này. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
11. Phép lành
* Nếu chủ sự là Linh mục hoặc Phó tế:
Chủ sự: Chúa ở cùng anh chị em.
Cộng đoàn: Và ở cùng cha.
Chủ sự: Xin Thiên Chúa là nguồn mạch mọi điều thiện hảo chúc lành và ban kết quả cho những gì anh chị em thực hiện, để anh chị em luôn sống trong niềm vui và biết chúc tụng danh Chúa bây giờ và mãi mãi.
Cộng đoàn: Amen.
Chủ sự: Và xin phúc lành của Thiên Chúa Toàn năng, là Cha và Con X và Thánh Thần, xuống trên anh chị em và ở lại cùng anh chị em luôn mãi.
Cộng đoàn : Amen.
* Nếu chủ sự không phải là Linh mục hoặc Phó tế:
Xin Thiên Chúa toàn năng ban phúc lành cho tất cả chúng ta. Xin Người che chở chúng ta khỏi mọi sự dữ, và dẫn đưa chúng ta đến cuộc sống muôn đời.
Cộng đoàn: Amen.
12. Hát: KINH HÒA BÌNH hoặc TẠ ƠN CHÚA VỚI MẸ
KINH HÒA BÌNH
NỘI DUNG CHÍNH
1. Dấu Thánh Giá – Kinh Chúa Thánh Thần.
2. Kinh Ăn Năn tội - Tin – Cậy – Mến
3. Lời dẫn nhập
4. Chủ sự đặt Mình Thánh Chúa
5. Hát: CON THỜ LẠY
6. Lời Chúa
7. Suy niệm và hát: MUÔN TẠO VẬT ƠI
8. Lời nguyện chung
9. Lời kinh cầu nguyện cho Trái đất của chúng ta
10. Lời nguyện cầu cho Đức Giáo Hoàng
11. Hát: ĐÂY NHIỆM TÍCH
12. Lời nguyện và phép lành Mình Thánh Chúa
13. Hát kết thúc: KINH HÒA BÌNH hoặc TẠ ƠN CHÚA VỚI MẸ.
NỘI DUNG CHI TIẾT
1. Dấu Thánh Giá – Kinh Chúa Thánh Thần.
2. Kinh Ăn Năn tội – Kinh Tin – Cậy – Mến
3. Lời dẫn nhập (cộng đoàn đứng)
Người dẫn: Kính thưa cộng đoàn,
Là người Kitô hữu, chúng ta tin rằng vũ trụ, muôn loài muôn vật do Thiên Chúa dựng nên, và tất cả đều tốt đẹp. Trong đó, thiên nhiên và con người sống hài hòa với nhau. Thiên Chúa đã trao trách nhiệm cho con người trông coi Trái đất này (x. St 1,1-2,4a). Tuy nhiên, vì nhiều lý do, mà hiện nay, môi trường sinh thái của Trái đất đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ngôi nhà chung này đang bị bóc lột và tàn phá nhiều hơn là được xây dựng.
Vì thế, để phục hồi sự toàn vẹn của Trái đất và hạnh phúc của con người, nhất là những người nghèo và các thế hệ tương lai, trong Thông điệp Laudato Si’ (LS) bàn về vấn đề môi trường, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mong muốn “cả gia đình nhân loại phải kết hợp với nhau, tìm cách phát triển lâu dài và trọn vẹn” (LS, 13).
Trong giờ Chầu Thánh Thể này, hiệp thông với toàn thể Giáo hội và Giáo phận, cộng đoàn chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng để mọi người, một đàng, luôn ý thức trách nhiệm bảo vệ Ngôi nhà chung của cả nhân loại; và đàng khác, trong khả năng của mình, biết chu toàn trách nhiệm chăm sóc công trình sáng tạo theo thánh ý Chúa.
4. Chủ sự đặt Mình Thánh Chúa (Cộng đoàn quỳ)
5. Hát: CON THỜ LẠY (Hoài Chiên)
6. Lời Chúa: St 1,26-2,3.15
Bài trích sách Sáng Thế
Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.” Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất.”
Thiên Chúa phán: “Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi. Còn đối với mọi dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực.” Liền có như vậy. Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp! Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ sáu.
Thế là trời đất cùng với mọi thành phần đã hoàn tất. Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi làm xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi. Thiên Chúa ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó, vì ngày đó Người đã nghỉ, ngưng làm mọi công việc sáng tạo của Người. Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai.
Đó là Lời Chúa.
(*) Có thể lặp lại điệp khúc 2-3 lần.
Suy Niệm
a) Thuở ban đầu, Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ từ hư vô, để biểu lộ và thông ban vinh quang của Ngài. Vẻ đẹp của công trình tạo dựng này đã phản chiếu vẻ đẹp vô biên của Đấng Tạo Hoá. Những chương đầu của sách Sáng Thế đã mặc khải cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ theo từng cấp độ và phẩm trật khác nhau: từ bậc kém hoàn hảo đến bậc hoàn hảo hơn, và con người là tột đỉnh của công trình sáng tạo. Vì được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, con người được Ngài giao cho một trách nhiệm đặc biệt là quản lý, coi sóc công trình tạo dựng.
Theo dòng chảy thời gian, con người đã làm cho thế giới này ngày một tiến bộ. Việc phát triển khoa học và kỹ thuật giúp cho trái đất thêm phần hoàn thiện, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Tuy nhiên, hậu quả của tội lỗi đã làm cho con người vượt quá giới hạn của mình. Chính vì kiêu căng và ích kỷ, con người đã giành quyền chủ tể của Thiên Chúa, khiến cho kho tàng Trái đất ngày càng cạn kiệt và môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.
b) Trong Sứ điệp Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thụ Tạo 01/9/2022, với chủ đề “Lắng nghe tiếng nói của thụ tạo”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận định: “Ngay từ đầu, người chị Đất mẹ đã kêu lên. Như con mồi trước sự tiêu dùng thái quá của chúng ta, Đất mẹ khóc và cầu xin chúng ta chấm dứt sự lạm dụng và hủy diệt chị. Rồi tất cả mọi thụ tạo khác cũng kêu lên. Trước lòng thương xót của một “một chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm” (LS 68), hoàn toàn trái ngược với vị trí trung tâm của Chúa Kitô trong công trình sáng tạo, vô số loài đang chết dần chết mòn và những bài thánh ca chúc tụng của chúng không còn nữa. Nhưng cũng có những người nghèo nhất trong chúng ta đang kêu khóc. Trước cuộc khủng hoảng khí hậu, người nghèo là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất của hạn hán, lũ lụt, bão và các đợt nắng nóng ngày càng khốc liệt và thường xuyên hơn. Còn nữa, anh chị em của chúng ta ở các dân tộc bản xứ đang kêu lên. Kết quả của những lợi ích kinh tế săn mồi, vùng đất tổ tiên của họ đang bị xâm chiếm và tàn phá tứ phía, “tiếng kêu thấu tận trời cao” (QA 9). Cuối cùng, tiếng kêu của con cái chúng ta. Bị đe dọa bởi những hành động thiển cận và ích kỷ, ngày nay giới trẻ đang kêu to, lo lắng, yêu cầu người lớn chúng ta làm mọi thứ có thể để ngăn chặn hoặc ít nhất là hạn chế sự sụp đổ của các hệ sinh thái trên hành tinh của chúng ta.”.
Để làm được như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi mỗi người chúng ta phải sám hối: “Lắng nghe những tiếng kêu đau khổ này, chúng ta phải sám hối và thay đổi lối sống và hệ thống phá hại của chúng ta. Ngay từ những trang đầu tiên, Tin Mừng kêu gọi chúng ta "Hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần!" (Mt 3, 2), mời gọi đến một tương quan mới với Thiên Chúa, cũng bao hàm một tương quan khác với tha nhân và với thụ tạo. Tình trạng xuống cấp của ngôi nhà chung đáng được quan tâm như những thách đố toàn cầu khác, như khủng hoảng sức khỏe trầm trọng và xung đột chiến tranh. “Sống ơn gọi của chúng ta để trở thành những người bảo vệ của công trình tay Chúa là cần thiết đối với một đời sống nhân đức; đó không phải là một chọn lựa hay một khía cạnh thứ yếu của kinh nghiệm Kitô Giáo của chúng ta” (LS 217).
Là những người có đức tin, chúng ta cảm thấy mình có trách nhiệm hơn nữa trong hành động mỗi ngày, phù hợp với lời mời gọi hoán cải. Nhưng lời kêu gọi này không chỉ mang tính cách cá nhân: "Sự hoán cải sinh thái cần mang lại sự thay đổi vĩnh viễn cũng là một sự thay đổi cộng đồng" (LS 219). Theo quan điểm này, cam kết và hành động, với tinh thần hợp tác tối đa, cũng là lời yêu cầu của cộng đồng các quốc gia, đặc biệt trong các cuộc họp của Liên Hiệp Quốc dành riêng cho vấn đề môi trường.”
Hát: MUÔN TẠO VẬT ƠI (Điệp khúc, Phiên khúc 2)
c) Ngoài việc khám phá lại trách nhiệm của mình đối với vũ trụ, chúng ta còn được mời gọi chiêm ngắm dung mạo của Chúa Giêsu, Đấng đã “trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14). Thánh Phaolô Tông Đồ còn xác quyết: “Vì trong Người, muôn vật được tạo thành” (Cl 1,16). Hơn nữa, trong cuộc đời trần thế, Chúa Giêsu luôn “liên hệ với thiên nhiên” và đã “sống hoà hợp trọn vẹn với công trình sáng tạo” (LS, 97, 98). Đặc biệt, biến cố Phục Sinh đã biểu lộ sự can thiệp siêu việt của chính Thiên Chúa trong công trình tạo dựng và trong lịch sử. Khởi đi từ đây, Đấng Phục Sinh hiện diện trong mọi thụ tạo với quyền Chủ Tể vũ hoàn: “Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá” (Cl 1,19-20).
Niềm xác tín này dẫn đưa chúng ta “vào cuối thời gian, khi Chúa Con trao trả lại mọi sự cho Chúa Cha và “như vậy, Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài” (x. 1Cr 15,28). Theo cách thức này, mọi tạo vật trên trần gian xuất hiện trước mặt chúng ta, không phải như những thực tại tự nhiên, nhưng Đấng Phục Sinh ôm lấy chúng và hướng chúng đến một định mệnh tròn đầy. Cũng như cánh hoa ngoài đồng và các chim chóc, được nhìn với con mắt đầy kinh ngạc, thì bây giờ lại được tràn đầy sự hiện diện sáng chói của Người" (LS, 100).
Trong khi chờ đợi viễn tượng ấy, chúng ta cùng hướng lòng về Trái đất, Ngôi nhà chung đã được ủy thác cho toàn thể nhân loại, với mong ước rằng “cuộc chiến đấu của chúng ta cho hành tinh này sẽ không cất đi khỏi chúng ta niềm vui của hy vọng.” (LS, 244). Nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, xin Chúa soi lòng mở trí, để mỗi người biết mình được mời gọi chăm sóc các thụ tạo, quan tâm đến người nghèo và các thế hệ tương lai. Bên cạnh đó, xin Chúa ban sức mạnh cùng ơn khôn ngoan, để chúng ta tìm được những phương thế hành động hữu hiệu và thiết thực, nhằm phục hồi và bảo vệ Ngôi nhà chung mà Chúa đã tác thành. Nhờ đó, chúng ta có thể sống thân tình với Thiên Chúa, thân thiết với tha nhân và thân thiện với mọi loài thụ tạo. Laudato Si’! Hãy chúc tụng Chúa! Amen.
8. Lời nguyện chung (cộng đoàn đứng)
Chủ sự: Anh chị em thân mến,
Thiên Chúa đã sáng tạo muôn loài muôn vật, và tin tưởng trao cho con người chăm sóc, để những ai chiêm ngắm vẻ đẹp và trật tự lạ lùng của vũ trụ này, sẽ nhận biết có một Thiên Chúa đầy quyền năng và tình yêu. Với niềm xác tín đó, chúng ta cùng dâng lời nguyện xin:
1. Sau khi hoàn tất công việc tạo dựng, Thiên Chúa “thấy mọi sự đều tốt đẹp” (St 1,31). Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa tuôn đổ ngập tràn phúc lành của Ngài trên toàn thể công trình sáng tạo.
2. Trái đất là Ngôi nhà chung của toàn thể nhân loại. Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho các quốc gia, các dân tộc và các tôn giáo, biết đồng lòng cộng tác với nhau trong việc bảo vệ Ngôi nhà chung mà Chúa đã dựng nên.
3. Thánh Phaolô đã nói: “Cho đến bây giờ, muôn loài thụ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở” (Rm 8,22). Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa sai Thánh Thần của Ngài đến canh tân bộ mặt Trái đất, và hoán cải lòng dạ ích kỷ của con người, để họ biết sử dụng món quà Chúa ban vì lợi ích chung của toàn thể nhân loại.
4. Chúa Giêsu nói: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa cho mọi người biết sống tình tương thân tương ái, đặc biệt là với những anh chị em đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh và nghèo khổ, để qua nghĩa cử này, họ nhận ra được bàn tay Thiên Chúa đang ân cần săn sóc họ.
Chủ sự: Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa hiện diện trong vũ trụ và ôm ấp tất cả thụ tạo với sự quan phòng yêu thương. Xin Chúa tiếp tục ban ơn nâng đỡ, để mỗi người chúng con biết nỗ lực bảo vệ sự sống và góp phần kiến tạo nền văn minh tình thương trên Trái đất này. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
9. Lời kinh cầu nguyện cho Trái đất của chúng ta (ĐTC. Phanxicô, Thông điệp Laudato Si’, số 246, Bản dịch của Ủy Ban Bác Ái Xã Hội-Caritas, trực thuộc HĐGMVN)
Lời dẫn: (cộng đoàn quỳ) Hiệp với muôn người thiện chí, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha Toàn năng, cùng với Con Một Chí ái của Ngài, và với Chúa Thánh Thần, Đấng luôn hiện diện và mang sức sống cho muôn loài thụ tạo:
Lạy Thiên Chúa Cha toàn năng,
Cha đang hiện diện trong vũ trụ bao la
và trong các loài thụ tạo nhỏ bé nhất của Cha.
Cha dịu dàng ôm ấp tất cả mọi loài hiện hữu,
xin đổ tràn trên chúng con sức mạnh của tình yêu Cha,
để chúng con có thể bảo vệ sự sống và vẻ đẹp của muôn loài.
Xin đong đầy trong chúng con sự bình an,
giúp chúng con sống với nhau như anh chị em,
mà không làm hại một ai.
Ôi lạy Thiên Chúa của người nghèo,
xin giúp chúng con biết cứu vớt
người bị bỏ rơi và quên lãng trên trái đất này,
họ thật quý giá trước mắt Cha.
Xin chữa lành đời sống chúng con,
giúp chúng con có thể bảo vệ thế giới chứ không hủy diệt,
gieo trồng vẻ đẹp chứ không gây ô nhiễm và phá hủy.
Xin chạm đến tâm hồn
của những người chỉ biết tìm lợi ích cho mình
bằng cái giá của người nghèo và trái đất.
Xin dạy chúng con khám phá giá trị của từng sự vật,
biết ngạc nhiên và chiêm ngắm,
để nhận ra niềm hạnh phúc
được hiệp nhất sâu xa với mọi loài thụ tạo
khi chúng con trên hành trình tiến về ánh sáng vô biên của Cha.
Chúng con tạ ơn Cha hằng hiện diện với chúng con mỗi ngày,
và xin Cha phù trợ chúng con
trong cuộc chiến đấu hằng ngày
cho công lý, tình yêu và hoà bình. Amen.
10. Lời nguyện cầu cho Đức Giáo Hoàng
Chủ sự: Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu. Chúa an bài mọi sự cách khôn ngoan lạ lùng. Chính Chúa đã tuyển chọn Đức Thánh Cha Phanxicô và trao cho người nhiệm vụ lãnh đạo Dân Thánh Chúa. Xin nhận lời chúng con cầu nguyện, mà ân cần săn sóc giữ gìn người, để nhờ người, đức tin của mọi tín hữu luôn bền vững sắt son. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Cộng đoàn: Amen.
11. Hát: ĐÂY NHIỆM TÍCH
12. Lời nguyện và phép lành Mình Thánh Chúa
Chủ sự: Chúng ta dâng lời cầu nguyện.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã trối lại cho chúng con bí tích Mình và Máu Thánh Chúa, để chúng con đời đời tưởng nhớ Chúa đã chịu khổ hình và sống lại vinh quang. Xin cho chúng con biết một niềm sùng kính mến yêu Bí tích kỳ diệu này để luôn được nghiệm thấy ơn Chúa cứu chuộc chúng con. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
Chủ sự ban phép lành Mình Thánh Chúa.
13. Hát kết thúc: KINH HÒA BÌNH (Kim Long), hoặc TẠ ƠN CHÚA VỚI MẸ (Thy Yên).
KINH HÒA BÌNH
LỜI CẦU NGUYỆN CHO TRÁI ĐẤT CỦA CHÚNG TA
(Bản dịch của Ủy Ban Bác Ái Xã Hội- Caritas, trực thuộc HĐGMVN)
Lạy Thiên Chúa Cha toàn năng,
Cha đang hiện diện trong vũ trụ bao la
và trong các loài thụ tạo nhỏ bé nhất của Cha.
Cha dịu dàng ôm ấp tất cả mọi loài hiện hữu,
xin đổ tràn trên chúng con sức mạnh của tình yêu Cha,
để chúng con có thể bảo vệ sự sống và vẻ đẹp của muôn loài.
Xin đong đầy trong chúng con sự bình an,
giúp chúng con sống với nhau như anh chị em,
mà không làm hại một ai.
Ôi lạy Thiên Chúa của người nghèo,
xin giúp chúng con biết cứu vớt
người bị bỏ rơi và quên lãng trên trái đất này,
họ thật quý giá trước mắt Cha.
Xin chữa lành đời sống chúng con,
giúp chúng con có thể bảo vệ thế giới chứ không hủy diệt,
gieo trồng vẻ đẹp chứ không gây ô nhiễm và phá hủy.
Xin chạm đến tâm hồn
của những người chỉ biết tìm lợi ích cho mình
bằng cái giá của người nghèo và trái đất.
Xin dạy chúng con khám phá giá trị của từng sự vật,
biết ngạc nhiên và chiêm ngắm,
để nhận ra niềm hạnh phúc
được hiệp nhất sâu xa với mọi loài thụ tạo
khi chúng con trên hành trình tiến về ánh sáng vô biên của Cha.
Chúng con tạ ơn Cha hằng hiện diện với chúng con mỗi ngày,
và xin Cha phù trợ chúng con
trong cuộc chiến đấu hằng ngày
cho công lý, tình yêu và hoà bình. Amen.
Dựa theo: 1) Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, Bản dịch chính thức của Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin - HĐGM Việt Nam, 2010 ; 2) Tài liệu: “Giờ Chầu Thánh Thể Cầu Nguyện Cho Việc Bảo Vệ Trái Đất”, Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, HĐGM Việt Nam, 2021.